Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
114 lượt xem

10 bộ phim thời xưa "hay nhất mọi thờ đại", vẫn giữ nguyên giá trị về nội dung và ý nghĩa

Trải qua hàng thập kỷ, những bộ phim Việt Nam ngày xưa hay nhất vẫn giữ nguyên giá trị về nội dung và ý nghĩa. Những tác phẩm ấy cũng chính là một phần trong ký ức của thế hệ ông cha chúng ta.

1. Những bộ phim Việt Nam ngày xưa hay nhất: Chị Tư Hậu (1962)

Những bộ phim Việt Nam ngày xưa hay nhất: Chị Tư Hậu (1962)

• Đạo diễn: Phạm Kỳ Nam

• Diễn viên: NSND Trà Giang, NSND Ba Du, NSND Trần Phương, Nguyễn Văn Của…

• Thể loại: Chính kịch, chiến tranh

• Thời lượng: 80 phút

• Giải thưởng: Bông sen vàng của Liên hoan phim Việt Nam lần 2 năm 1973

Chị Tư Hậu là một tác phẩm điện ảnh kinh điển in sâu vào tiềm thức vào nhiều thế hệ người xem. Bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học Một chuyện chép ở bệnh viện (1958) của nhà văn Bùi Đức Ái. Nội dung phim ca ngợi hình ảnh người phụ nữ trong chiến tranh.

Chuyện phim xoay quanh nhân vật chị Tư Hậu, người phụ nữ dũng cảm và kiên trung. Trong một trận càn quét của quân giặc, chị bị cưỡng hiếp. Đau khổ, chị Tư Hậu đã quyết định tự tử. Thế nhưng, bản năng làm mẹ khiến chị mạnh mẽ bước tiếp. Chị quyết định tham gia du kích, cùng đánh giặc để trả thù.

2. Em bé Hà Nội (1974)

Em bé Hà Nội (1974)

• Đạo diễn: Hải Ninh

• Diễn viên: NSND Lan Hương, NS Thế Anh, NSND Trà Giang, NS Kim Xuân…

• Thể loại: Lịch sử, chiến tranh

• Thời lượng: 72 phút

• Giải thưởng: Bông sen vàng của Liên hoan phim Việt Nam lần 3 năm 1975

Em bé Hà Nội là một trong những bộ phim Việt Nam ngày xưa hay nhất tái hiện thành công về hình ảnh thủ đô Hà Nội sau chiến dịch Linebacker II. Phim từng được trình chiếu nhiều lần trong những dịp quan trọng của nước ta. Tác phẩm này cũng tham gia một số liên hoan phim quốc tế và giành được nhiều lời khen ngợi.

Nội dung phim Em bé Hà Nội xoay quanh hành trình tìm cha của Ngọc Hà. Cô bé từ nơi sơ tán lên thành phố tìm bố trong thời gian diễn ra chiến dịch rải bom Linebacker II. Trong suốt hành trình ấy là những hồi tưởng của Ngọc Hà về những ngày gia đình còn đoàn tụ. Bên cạnh đó, phim cũng diễn tả sự khốc liệt của chiến tranh ảnh hưởng lên bao thế hệ người dân Việt Nam.

3. Những bộ phim Việt Nam ngày xưa hay nhất: Cánh đồng hoang (1979)

Những bộ phim Việt Nam ngày xưa hay nhất: Cánh đồng hoang (1979)

• Đạo diễn: Nguyễn Hồng Sến

• Diễn viên: NSND Lâm Tới, NS Thúy An…

• Thể loại: Lịch sử, chiến tranh

• Thời lượng: 95 phút

• Giải thưởng: Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1980 và huy chương vàng tại Liên hoan phim Quốc tế Moskva

Cánh đồng hoang lấy bối cảnh tại vùng Đồng Tháp Mười trong những ngày diễn ra cuộc đấu tranh Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Chuyện phim xoay quanh cuộc sống của vợ chồng anh Ba Đô và đứa con nhỏ. Họ sống trong một căn chòi nhỏ giữa vùng đồng nước mênh mông. Hai vợ chồng có nhiệm vụ giữ liên lạc và làm cầu nối với quân giải phóng. Mặc dù cuộc sống khó khăn và nguy hiểm nhưng họ vẫn sống rất vui vẻ. Thế nhưng, chiến tranh ác liệt đã khiến những ngày hạnh phúc của họ ngắn chẳng tày gang.

4. Làng Vũ Đại ngày ấy (1983)

Làng Vũ Đại ngày ấy (1983)

• Đạo diễn: Phạm Văn Khoa

• Diễn viên: Hữu Mười, Bùi Cường, Đức Lưu, Kim Lân…

• Thể loại: Tâm lý xã hội

• Thời lượng: 89 phút

Làng Vũ Đại ngày ấy được đánh giá là một trong số những tác phẩm điện ảnh Việt Nam thành công lớn về nghệ thuật. Nội dung phim được chuyển thể từ bộ ba tác phẩm văn học nổi tiếng là Sống mòn, Chí Phèo và Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.

Phim khắc họa cuộc sống nông thôn trong xã hội nửa thực dân nửa phong kiến của miền Bắc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (1945). Lúc ấy, sự thay đổi của xã hội đã khiến nhiều bi kịch xảy ra hàng ngày. Nhiều người sống trong cô đơn, tuyệt vọng. Chính cái xã hội ấy đã dồn nén, đùn đẩy con người đến tận cùng.

5. Những bộ phim Việt Nam ngày xưa hay nhất: Hòn Đất (1983)

Những bộ phim Việt Nam ngày xưa hay nhất: Hòn Đất (1983)

• Đạo diễn: Nguyễn Hồng Sến

• Diễn viên: Ngô Thị Hiệp Ðịnh, NS Lý Huỳnh, NS Thúy An, NSƯT Hồ Kiểng…

• Thể loại: Chiến tranh, lịch sử

Hòn Đất là tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh Đức. Nội dung phim mô tả cuộc chiến ác liệt của quân và dân Hòn Đất (Kiên Giang) với quân đội Mỹ. Những chiến sĩ Hòn Đất đã dũng cảm vượt khó để đánh bại mọi âm mưu của kẻ thù.

6. Bao giờ cho đến tháng Mười (1984)

Bao giờ cho đến tháng Mười (1984)
• Đạo diễn: Đặng Minh Nhật
• Diễn viên: NSND Lê Vân, Nguyễn Hữu Mười, Đặng Lưu Việt Bảo, Lại Phú Cường…
• Thể loại: Tâm lý xã hội
• Thời lượng: 95 phút
• Giải thưởng: Giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1985, giải Đặc biệt tại Liên hoan phim châu Á – Thái Bình Dương, Liên hoan phim quốc tế Hawaii…

Bao giờ cho đến tháng Mười là 1 trong 18 bộ phim châu Á xuất sắc nhất mọi thời đại do CNN bình chọn. Nội dung phim là câu chuyện đầy bi kịch của Duyên.

Duyên đi thăm chồng ở biên giới Tây Nam. Thế nhưng chồng cô đã hy sinh. Trên đường trở về, Duyên vô tình được thầy giáo Khang cứu sống. Sau đó, cô nhờ anh viết những bức thư giả làm chồng mình để giấu chuyện chồng đã hy sinh với gia đình.

Những bức thư ấy đã mang lại niềm vui cho gia đình Duyên. Chỉ mình Duyên ôm nỗi đau, nuốt nước mắt vào trong. Đến khi cảm thấy mình không còn sống được bao lâu, cha chồng bảo Duyên gọi điện cho con trai về để gặp lần cuối. Đến lúc này, Duyên không thể giấu tin chồng đã mất được nữa.

7. Thằng Bờm (1987)

Thằng Bờm (1987)

• Đạo diễn: Lê Đức Tiến

• Diễn viên: NSND Lê Vân, Nguyễn Hoàng Hiệp, NSND Trịnh Thịnh, NSND Trần Tiến…

• Thể loại: Hài hước, tâm lý xã hội

• Thời lượng: 90 phút

• Giải thưởng: Giải Đặc biệt tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 năm 1988

Những bộ phim Việt Nam ngày xưa hay nhất không thể thiếu phim Thằng Bờm. Đây là một phim hài khá nổi tiếng của điện ảnh Việt Nam. Dù xoay quanh những câu chuyện hài hước, nhưng phim khiến người xem phải suy ngẫm về những gì đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.

Nội dung phim kể về Bờm, một chàng trai ngốc dại. Tuy vậy, Bờm lại có cô vợ xinh đẹp, thông minh. Bờm nghĩ mình có thể làm mọi thứ, từ thầy lang cho tới nhà buôn. Tuy nhiên sự ngốc dại của Bờm khiến anh chàng chẳng thể làm nên tích sự gì, mà chỉ gây ra vô vàn tình huống dở khóc dở cười.

8. Những bộ phim Việt Nam ngày xưa hay nhất: Người Hà Nội (1996)

Người Hà Nội (1996)

• Đạo diễn: Hoàng Tích Chỉ, Đoàn Lê

• Diễn viên: NSƯT Chiều Xuân, NSƯT Minh Hằng, Quyền Linh, Hồng Sơn…

• Thể loại: Tâm lý, tình cảm

• Thời lượng: 8 tập

Người Hà Nội là một bộ phim truyền hình do Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện. Phim lấy bối cảnh Hà Nội những năm khoảng cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.

Chuyện phim kể về cuộc sống đời thường của những người lính trở về sau chiến tranh. Mỗi người họ đều phải trải qua những khó khăn trong cuộc sống mưu sinh và những mâu thuẫn về quan điểm sống.

9. Ngã ba Ðồng Lộc (1997)

Ngã ba Ðồng Lộc (1997)

• Đạo diễn: Lưu Trọng Ninh

• Diễn viên: Thúy Hường, Hương Dung, Ngọc Dung, Yến Vy, Xuân Bắc…

• Thể loại: Chiến tranh, tình cảm

• Thời lượng: 88 phút

• Giải thưởng: Giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1999

Phim dựa trên câu chuyện có thật về những nữ thanh niên xung phong đã hy sinh anh dũng tại ngã ba Đồng Lộc. Những cô gái ấy còn rất trẻ, nhưng rất can trường và dũng cảm. Họ không tiếc tuổi thanh xuân của mình để cống hiến cho đất nước, dù có phải hy sinh.

10. Những bộ phim Việt Nam ngày xưa hay nhất: Đất phương Nam (1997)

Những bộ phim Việt Nam ngày xưa hay nhất: Đất phương Nam (1997)

• Đạo diễn: Nguyễn Vinh Sơn

• Diễn viên: Hùng Thuận, Phùng Ngọc, Thúy Loan, NSND Thanh Điền…

• Thể loại: Chiến tranh, chính kịch

• Thời lượng: 11 tập

• Giải thưởng: Giải A – Hội Điện ảnh Việt Nam năm 1997

Đất phương Nam được chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Phim lấy bối cảnh Nam bộ trong thời kỳ bị thực dân Pháp và bọn cường hào, địa chủ cai trị.

Chuyện phim kể về cậu bé An. Do nghịch cảnh, trên đường đi tìm cha, An trôi dạt về phương Nam. Tại đây, An nhận được sự đùm bọc, yêu thương của những người dân chân chất. Cậu bé cũng đã chứng kiến sự lầm than, cực khổ của những người nông dân bị áp bức, đàn áp.