Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
922 lượt xem

16 kỹ năng nếu không rèn giũa ngay, đừng hỏi vì sao bạn mãi đi sau thời đại

Trên con đường đạt được mục tiêu của mình, chúng ta đều gặp phải trở ngại. Những kẻ yếu đuối bị nghiền nát, kẻ mạnh tồn tại, còn người vĩ đại biến trở ngại thành cơ hội.

1. “Bắt chước” người giỏi

Giống như Pablo Picasso đã từng nói “Nghệ sĩ giỏi thì sao chép. Còn nghệ sĩ xuất sắc thì đánh cắp”. Nếu bạn muốn thành công, bạn phải học cách đánh cắp, mô phỏng hay bắt chước ý tưởng của người khác.

Mô phỏng là quá trình đi sâu tìm hiểu và hình dung ra những điều mà các chuyên gia làm. Không phải đánh cắp hay bắt chước theo nghĩa đen mà là bạn phải biết học hỏi, nắm bắt chúng và tạo ra những sản phẩm của riêng bạn.

Do vậy, hãy đi tìm một người giỏi hơn bạn, xuất sắc hơn bạn và bám chặt lấy họ.

2. Làm chủ khả năng nhìn thẳng vào sự thật

Làm chủ được kỹ năng này sẽ giúp cho tâm hồn bạn thư thái. Mặc dù phải thừa nhận là không dễ dàng để cởi bỏ những mối lo âu không đáng có nhưng nó sẽ khiến hai người trong một mối QH có thể hiểu nhau hơn, bởi vì cả hai đã không còn những định kiến.

Hãy đối diện với vấn đề, chia sẻ nó và giải quyết nó. Bí mật ở đây là sự vui vẻ.

3. Kĩ năng yêu cầu ai đó giúp đỡ mình

Yêu cầu ai đó giúp đỡ không phải là điều dễ học và làm bởi vì thực tế, chẳng ai thích nhờ vả cả. Đa phần chúng ta đều không muốn bị cho là yếu kém.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Đại học kinh doanh Harvard lại cho rằng việc yêu cầu người khác giúp mình sẽ giúp mỗi người ghi được “điểm cộng” trong mắt người khác. Khi nhờ sự hỗ trợ của ai đó, họ sẽ cho rằng bạn đánh giá cao trí thông minh, kinh nghiệm chuyên môn của họ và điều đó sẽ làm họ quý mến bạn hơn.

4. Tự tạo động lực cho bản thân

Cuối cùng thì những gì người khác nghĩ về bạn cũng không quan trọng bằng những gì bạn nghĩ về chính mình. Ngoài ra, để có thể gây dựng được khả năng tin tưởng vào bản thân khi không có ai tin tưởng bạn thì nó cũng đòi hỏi một khoảng thời gian đủ lớn.

Trái ngược với khả năng tự tạo động lực cho bản thân đó là suy nghĩ tiêu cực. Do vậy, nếu không sớm rèn luyện kỹ năng này cho mình thì theo thời gian, bạn sẽ bị nỗi lo và sự chán nán lấn át, khiến bản thân càng tự ti hơn nữa.

5. Kỷ luật tự giác

Nếu đã hình thành được lối sống có kỷ luật, tự giác và kiên trì thì bạn có thể dễ dàng chinh phục được bất kỳ kỹ năng hay thói quen nào.

Bạn có thấy mỗi lần chúng ta có ý định làm gì đó thì một giọng nói trong đầu lại vang lên rằng “để mai làm”, “mình không thể làm được” hay “chẳng cần thiết”…. Nếu có kỷ luật sắt đá thì giọng nói tiêu cực này chẳng thể nào vang lên hay lấn át tinh thần quyết tâm của bạn được.

6. Hiểu những gì bạn không biết

Einstein đã từng nói rằng “sự khác biệt giữa thiên tài và kẻ ngu dốt là ở chỗ thiên tài luôn có giới hạn”.

Người giỏi thật sự luôn biết rằng họ không hề biết tất cả mọi thứ và hiểu rõ những gì bản thân biết là một kỹ năng mà rất nhiều người hiện nay chưa hề có.

Tại sao nó lại là kỹ năng? Đơn giản bởi vì trong cuộc sống hiện đại, có quá nhiều thứ mà chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy trên Internet và giới trẻ, đặc biệt là 8x, 9x – những người được sinh ra đúng thời đại công nghệ thông tin bùng nổ thường cho rằng mình là thế hệ “làm chủ” cuộc sống số.

Hãy biết rõ bạn là ai, biết mình cần cải thiện điều gì, cần làm gì và thành thật về những điều mà bạn không biết.

7. Uy tín

Bạn có thể trắng tay, không thông minh, ngốc nghếch và không có vẻ ngoài hấp dẫn nhưng vẫn đạt được thành công nếu bạn có khả năng khiến người khác thật sự muốn giúp đỡ bạn.

Người có uy tín rất dễ nhận diện. Họ là những người mà bạn chỉ muốn ở gần. Họ khiến người khác có cảm giác tốt về họ, luôn hiện diện từng giây từng phút trong cuộc trò chuyện và có khả năng tạo ra sự tin cậy một cách kỳ lạ.

8. Nghĩ khác

Hãy làm điều gì đó tốt hơn những người khác cho dù đó là điều nhỏ nhặt hay tầm thường nhất.

Làm được điều mà 100 triệu người khác đều làm được có thể là việc quan trọng nhưng sẽ không có giá trị bằng việc bạn có thể tạo ra được thứ gì đó đặc biệt hoặc sáng tạo hơn từ thứ mà ai cũng làm được đó.

9. Cảm thông và chia sẻ

Tất cả chúng ta đều có một “con qu.ỷ” tồn tại trong tâm hồn. Điểm khác biệt là có người có thể chế ngự nó, có người lại không.

Điều bạn cần làm đó là hiểu, chấp nhận sự thật trên và bắt đầu đồng cảm với người khác. Ai rồi cũng sẽ có lúc phạm sai lầm, bạn cũng vậy.

10. Biến các trở ngại thành cơ hội

Trên con đường đạt được mục tiêu của mình, chúng ta đều gặp phải trở ngại. Những kẻ yếu đuối bị nghiền nát, kẻ mạnh tồn tại, còn người vĩ đại biến trở ngại thành cơ hội.

Điều quan trọng không phải là chuyện gì đang xảy ra mà là cách bạn phản ứng lại nó như thế nào.

Trong mọi thử thách, đừng bao giờ mất niềm tin vào chính bản thân bạn.

11. Kỹ năng đọc nhanh

Tony Robbins học cách tăng tốc độ đọc bằng cách đọc 1 cuốn sách/ngày. Warren Buffet và Charlie Munger dành 80% thời gian mỗi ngày để đọc. 86% người giàu đều thích đọc sách.

Thế nên, bạn cũng cần rèn luyện kỹ năng đọc ngay từ bây giờ. Nhưng điều quan trọng đó phải là kỹ năng đọc nhanh và nắm bắt các ý chính.

12. Làm chủ giấc ngủ của chính mình

Giấc ngủ là một phần rất quan trọng tạo nên thành công và hạnh phúc thực sự của bạn. Ngủ ngon sẽ giúp bạn thức dậy tỉnh táo hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn, nạp được nhiều năng lượng hơn và làm việc cũng hiệu quả hơn rất nhiều.

13. Biết đồng cảm

Bạn có thể là một người có tính kỷ luật cao nhất, thông minh nhất, thậm chí giàu nhất nhưng nếu không quan tâm hay cảm thông với những người khác thì bạn cũng chẳng khác gì một kẻ có bệnh về tâm lý cả.

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, khả năng đồng cảm thường bị xem nhẹ, không chỉ giữa quản lý với nhân viên, mà còn là giữa nhân viên này với nhân viên khác.

Khả năng đồng cảm giúp cho một đội làm việc cùng nhau có động lực vì nhau hơn, thúc đẩy nhân viên phấn đấu vì thứ gì đó lớn hơn bản thân họ.

14. Quản lý thời gian

Quản lý thời gian hiệu quả là một trong những kỹ năng được đánh giá cao nhất trong giới doanh nhân. Hiện nay có khá nhiều phương pháp được phát triển nên điều quan trọng là bạn cần tìm ra được một cách phù hợp với riêng bản thân bạn và cố gắng duy trì nó.

Thứ khó nhất để học là cách lên kế hoạch, chứ không phải làm theo kế hoạch. Bạn sẽ phải học cách tạo một danh sách những việc phải làm và lên thời gian biểu cho chúng một cách thấu đáo. Khi đã lên kế hoạch xong thì việc làm theo sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

15. Lắng nghe

Khi im lặng, bạn sẽ nghe được nhiều hơn và hiểu hơn về những gì người khác đang nói.

16. Lo cho bản thân mình trước

Không phải ai cũng làm được điều này và đây cũng có thể nói là kỹ năng phải học cả đời!

Sau cùng thì cũng chẳng ai quan tâm tới cuộc sống của bạn và thực sự thương bạn bằng chính bản thân bạn. Thế nên, đừng quá “nhúng mũi” vào chuyện của người khác khi không cần thiết.

 

Bài viết cùng chủ đề: