Nguyên nhân khiến những đứa trẻ nhạy cảm luôn lùi bước và không chịu cố gắng không phải vì chúng rụt rè, lười biếng hay thiếu tính kiên trì.
Một bà mẹ mới đây lên một diễn đàn than thở vô cùng thất vọng bởi bản thân đã đặt rất nhiều kỳ vọng vào con trai, thế nhưng đứa trẻ 8 tuổi làm gì cũng sợ hãi: “Bất cứ việc gì được yêu cầu thử thách, đứa nhỏ cũng ngay lập tức rút lui. Con không dám, con sẽ thua thôi, con sẽ thất bại mất… Những câu cửa miệng của con đôi khi khiến tôi phát điên. Có phải tôi đã làm sai điều gì không? Tại sao con của những người khác lại mạnh mẽ và tự tin như vậy?”.
Chắc hẳn ai cũng như người mẹ này, sẽ rất thất vọng khi trong gia đình có một đứa trẻ luôn nghĩ tiêu cực về mọi thứ.
Trên thực tế, mỗi đứa trẻ đều có khí chất tự nhiên của riêng mình. Hầu hết những đứa trẻ có vẻ ngoài nhát gan này bẩm sinh rất nhạy cảm và thận trọng, có lòng tự trọng cao, lại là những người cầu toàn nên khi gặp vấn đề sẽ sợ thất bại và làm không tốt, vì thế thường trốn tránh. Chúng sẽ không bao giờ cố gắng cho đến khi cảm thấy mình chắc chắn thành công.
Không phải trẻ không làm được nhiều việc, chỉ vì chúng luôn nhìn trước nhìn sau, có quá nhiều lo lắng trong lòng nên thiếu dũng khí để cố gắng.
Bố mẹ có thể làm gì để khuyến khích những đứa trẻ nhạy cảm dũng cảm chấp nhận thử thách?
Trước hết nên tránh những lời tuy có vẻ khích lệ nhưng thực chất sẽ mang lại tác dụng ngược: Rõ ràng là con có thể làm được; Chưa thử thì làm sao biết; Việc này quá dễ, con có vấn đề gì thế; Hãy dũng cảm lên, con không phải là đứa trẻ dũng cảm sao…
Thay vào đó, hãy dùng 3 câu này giúp trẻ vượt ra khỏi cảm giác “phòng bị” để sẵn sàng thử sức:
Câu đầu tiên: Chúng ta hãy thử nó cùng nhau
Tại sao dùng “chúng ta” thay vì “con”? Đó là để trẻ biết rằng: Con không làm việc một mình, dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, vẫn có những người xung quanh con bên cạnh!
Cảm giác “có người cùng mình vượt qua khó khăn” này khác hẳn với cảm giác “mình bị đẩy ra đối mặt với khó khăn một mình”. Điều này giúp mang lại cho trẻ sự ấm áp và an toàn, thay vì chỉ khiến trẻ cảm thấy lo lắng và sợ hãi.
Một cư dân mạng từng chia sẻ câu chuyện khi còn nhỏ: Trong các bữa tiệc mừng năm mới, anh chị em họ của cô thường rủ trình diễn văn nghệ cùng nhau. Tuy nhiên, cô bé sợ nhất chuyện xuất hiện trên sân khấu, vì thế thường che mặt và từ chối. Có lần, mẹ cô đột nhiên nói: “Tiểu Di à, hôm nay mẹ sẽ hát với con nhé”. Chỉ một câu đơn giản nhưng kể từ đó, cô con gái đã mạnh dạn tham gia bất cứ buổi biểu diễn nào.
Ý nghĩa của “chúng ta cùng nhau” không có nghĩa là bạn phải hoàn thành công việc thay cho trẻ, mà là để trẻ cảm thấy rằng mình có một người bạn, không đơn độc khi phải đối mặt với một tình huống tương đối xa lạ và thách thức. Chỉ cần thử một lần và nhận được phản hồi tích cực thì lần sau trẻ sẽ không phản kháng.
Câu thứ hai: Lần đầu tiên bố/mẹ làm điều này, kết quả rất tệ, phải cố gắng rất nhiều mới thực hiện đúng
Hãy đồng cảm với trẻ, đặt mình vào vị trí của trẻ và nói với con rằng bố mẹ không hoàn hảo; có những điều bố mẹ không thể làm tốt và không dám làm, vì vậy con không cần theo đuổi sự hoàn hảo.
Điều này sẽ giải tỏa rất nhiều gánh nặng tâm lý cho những đứa trẻ có tính tự cao: Ồ, hóa ra việc này khá khó, hóa ra hồi nhỏ mẹ cũng không làm được đâu. Thất bại là bình thường, đừng sợ không làm tốt. Hãy thử xem.
Miễn là trẻ sẵn sàng thử, bất kể kết quả như thế nào, hãy đưa ra phản hồi tích cực ngay lập tức: Ồ! Tốt hơn nhiều so với mẹ đã làm! Cũng có thể khen ngợi lòng dũng cảm, tinh thần cố gắng của con.
Tóm lại, đừng dùng “kết quả đã hoàn thành” mà hãy dùng “tiến bộ trong quá trình” để đánh giá những gì trẻ làm, hãy để trẻ cảm thấy mình giỏi hơn mình ở mọi thời điểm, và trẻ sẽ có dũng khí để tiếp tục cố gắng.
Câu thứ ba: Nói cho bố/mẹ biết con vướng mắc ở đâu? Con sợ điều gì?
Chú ý đến giọng điệu, hỏi trẻ với giọng thật chân thành và nghiêm túc, để trẻ cảm nhận được: Mẹ quan tâm đến con, muốn biết khó khăn của con ở đâu, con vấp ngã ở bước nào để mẹ giúp đỡ.
Khi bạn đặt câu hỏi, đứa trẻ bắt đầu suy nghĩ. Và suy nghĩ chính là bước đột phá tốt nhất để đánh bại “cảm xúc” và “thói quen”. Khi trẻ bắt đầu biết suy nghĩ, chúng ta đang vận động trẻ giải quyết khó khăn một cách hợp lý, thay vì quen sử dụng các phản ứng chối bỏ để thoát khỏi khó khăn.
Nếu trẻ nói rằng trẻ không biết mình đang vướng mắc ở đâu, đừng nóng giận và xúc động, bạn có thể hướng dẫn trẻ từng bước. Tất nhiên, nếu trẻ có thể tự tìm ra những việc không thể làm, chúng ta cũng nên cố gắng giúp trẻ giải quyết vấn đề, chia vấn đề thành các bước nhỏ, làm cho nhiệm vụ dễ dàng hơn.
Ví dụ: Bạn hỏi trẻ 7 + 8 là bao nhiêu? Nếu con không muốn đếm, bạn hãy hỏi lại: Con không làm được ở đâu? Trẻ nghĩ về điều đó và nói, con số quá lớn, hơn số ngón tay của mình.
Bạn hỏi, nếu mẹ thay đổi số thành một số nhỏ hơn, 7 + 3 thì sao? Trẻ nói kết quả là 10. Bạn tiếp tục hỏi, 7 + 4 và 7 + 5, con sẽ tính được chứ? Trẻ cuối cùng đã tìm ra đáp án sau một vài tính toán.
Vì vậy, để khuyến khích kiểu trẻ này, cha mẹ phải làm hai điều:
1. Thay đổi cách suy nghĩ của con và để con tập trung vào quá trình nỗ lực hơn là kết quả;
2. Hướng dẫn con suy nghĩ và giúp con tìm cách đối phó với khó khăn. Thay vì chỉ ném cho con một câu “Con có thể làm được” rồi bỏ mặc.
Tin rằng sau những lời động viên ấy, mỗi đứa trẻ sẽ có đủ dũng khí và tự tin để đối mặt với khó khăn.
- 3 tuyệt chiêu phòng the học từ mỹ nhân xưa, các chị em khiến chồng “điêu đứng” không thể nghĩ đến ai khác ngoài vợ
- Lái xe như thế nào để tiết kiệm xăng?
- "Sốt đất" hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư đặt kì vọng vào phân khúc homestay
- Biết tin vợ sinh đứa thứ 2 vẫn là bé gái, bố khúc khích cười, hỏi đi hỏi lại cho chắc: Ước gì được nấy thật sao
- NSƯT Chí Trung lên chức, gia đình đón thêm thành viên mới