Ôm là một trải nghiệm tuyệt vời, nó tạo ra sự gắn kết cảm xúc giữa hai người và mang lại tác động tích cực, nhất là cái ôm giữa mẹ và con.
Ôm mang lại cho bạn cảm giác ấm áp, thoải mái và an toàn mà người lớn hay trẻ em đều yêu thích.
Ôm giúp gắn kết cảm xúc và là trải nghiệm cần thiết cho sự phát triển về nhận thức, cảm xúc và thể chất của con bạn. Do đó cha mẹ không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của việc ôm con.
Dưới đây là 4 lý do vì sao bạn nên ôm con nhiều hơn.
1. Ôm cho con cảm giác an toàn
Ôm cho con bạn cảm giác an toàn và xác nhận cho con biết rằng bất kể có chuyện gì xảy ra thì con cũng luôn có bạn ở bên.
Điều này tạo ra sự tin tưởng cho con và giúp con trưởng thành với sự kiên cường để đối mặt với những thử thách khi lớn lên.
2. Ôm giúp con thông minh hơn
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những cái ôm của cha mẹ có tác động cực kỳ tích cực đến sự phát triển trí não của trẻ. Những bé sinh thiếu tháng được cha mẹ bế hoặc tiếp xúc thường xuyên có thể phản ứng như những trẻ đủ tháng.
Yếu tố thể chất cũng tác động cao đến sự phát triển trí não của trẻ. Khi có sự tiếp xúc đụng chạm từ cha mẹ, trẻ sẽ sử dụng những cử động từ tay chân như là cách phản hồi, phối hợp lại với những hành động của cha mẹ, điều này kích thích sự phát triển cơ tay chân và hệ thần kinh của trẻ.
3. Ôm giúp con khỏe mạnh
Ôm giúp cơ thể sản xuất ra oxytocin, hormone liên quan đến sự tin tưởng, an toàn và tình yêu thương.
Hormone này cũng tác động đến sức khỏe chung của cơ thể và hỗ trợ sự phát triển thể chất của trẻ.
4. Ôm tạo sự gắn bó đặc biệt
Cái ôm tạo ra sự gắn kết đặc biệt giữa cha mẹ và con gái, mang bạn và con đến gần nhau hơn và hiểu nhau nhiều hơn.
- Tôi bỏ tiền tỷ xây biệt thự ngoại thành nhưng vẫn phải về sống trong nhà rộng 35m2 ở quận 7
- Cảnh sát giao thông mặc thường phục sẽ thường xuyên di chuyển để ghi nhận vi phạm trên đường
- 2 thứ duy nhất khiến đàn ông ngoại tình cam tâm bỏ bồ về với vợ con
- 4 chìa khóa nuôi dạy con trai "trí tuệ, bản lĩnh, nam tính" ngời ngời
- Nghịch lý: Con xây nhà "khang trang" mời bố mẹ về ở nhưng bố mẹ chỉ thích ở "túp lều" bên cạnh