Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
257 lượt xem

4 lý do vì sao cần làm ‘chuyện ấy’ ngay cả khi không có nhu cầu

“Chuyện ấy” không đơn giản chỉ là nhu cầu bản năng, nó còn liên quan tới tâm lý và sức khỏe của mỗi người.

Chuyện chăn gối là nhu cầu bản năng của nam nữ khi tới tuổi trưởng thành. Khó có thể phân định nam hay nữ có nhu cầu mạnh mẽ hơn, bởi điều này còn do sức khỏe, tâm sinh lý của mỗi người quyết định.

Việc gần gũi không chỉ giúp thỏa mãn về mặt cảm xúc mà còn là một “công cụ” hỗ trợ gắn kết tình cảm của các cặp đôi.

Thế nhưng có một số chị em lại coi việc này giống như một “hình phạt” bằng cách cấm vận khi chồng có lỗi. Thực tế điều này không chỉ gây khó chịu cho các ông chồng mà ngay cả chị em cũng chịu ảnh hưởng về mặt tâm lý và thể chất, ảnh hưởng tới cả mối quan hệ tình cảm của cả hai.

Thực tế, nếu phụ nữ lười gần gũi, có thể sẽ gặp phải một vài tình trạng sau:

Đau bụng kinh

Nếu một người phụ nữ không gần gũi trong một thời gian dài và không được thỏa mãn về mặt sinh lý, nó sẽ dễ dẫn đến sự dao động trong estrogen của cơ thể. Từ đó, dẫn tới sự mất cân bằng estrogen, sẽ dễ gây ra đau bụng kinh mỗi khi đến kinh nguyệt.

Ngoài ra sự mất cân bằng estrogen cũng khiến kinh nguyệt không đều, chậm kinh hoặc có những dấu hiệu bất thường trong kỳ kinh nguyệt.

Bệnh phụ khoa

Do đặc thù của môi trường âm đạo, một số lượng lớn vi trùng có thể sống ở đó. Âm đạo có chức năng riêng của nó, thường sẽ tạo ra một chất nhầy và chất nhầy này có tác dụng diệt khuẩn.

Tuy nhiên, nếu phụ nữ không gần gũi trong một thời gian dài, âm đạo không thể được kích thích hoàn toàn, sự tiết chất nhầy sẽ bị giảm và chức năng tự chăm sóc âm đạo sẽ bị suy yếu.

Từ đó vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và phát triển mạnh hơn, dẫn đến các bệnh phụ khoa như bệnh viêm vùng chậu và viêm cổ tử cung.

Rối loạn nội tiết

Nếu một người phụ nữ không có cuộc sống vợ chồng trong một thời gian dài, nó sẽ dẫn đến giảm tiết estrogen của phụ nữ. Nếu sự tiết bất thường của estrogen tiếp tục không được kiểm soát, rối loạn nội tiết sẽ xảy ra theo thời gian.

Khi cơ thể bị rối loạn nội tiết, chị em sẽ phải đối mặt với các vấn đề như chứng mất ngủ, đau đầu, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, huyết áp tăng bất thường, tăng nguy cơ hiếm muộn, rậm lông, liên tục mắc các bệnh phụ khoa,…

Rối loạn tâm thần

Khi ham muốn của một người mạnh mẽ, sự tiết hormone sẽ tăng lên. Tuy nhiên, nếu phụ nữ gần gũi trong một thời gian dài, các hormone trong cơ thể sẽ tập hợp lại.

Do đó, một lượng lớn hormone sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của cơ thể, chẳng hạn như đổ mồ hôi đêm, khó chịu, mất ngủ,…

Tần suất gần gũi phù hợp

“Công thức số 9” hướng dẫn cách tính tần suất quan hệ phù hợp với độ tuổi được các chuyên gia Mỹ nghiên cứu và công bố năm 2012. Cách tính của quy tắc này là lấy số hàng chục của tuổi mình nhân với 9.

Đến nay công thức này khá phổ biến và được các bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân tham khảo để kiểm soát tần suất quan hệ phù hợp với sức khỏe của mình.

– Từ 20 đến 29 tuổi (lấy số hàng chục là 2 x 9 = 18) tương đương một tuần quan hệ 8 lần.

– Từ 30 đến 39 tuổi (lấy số hàng chục là 3 x 9 = 27) tương đương 2 tuần quan hệ 7 lần.

– Từ 40 đến 49 tuổi (lấy số hàng chục là 4 x 9 = 36) tương đương 3 tuần quan hệ 6 lần.

– Từ 50 đến 59 tuổi (lấy số hàng chục là 5 x 9 = 45) tương đương 4 tuần quan hệ 5 lần.

– Từ 60 đến 69 tuổi (lấy số hàng chục là 6 x 9 = 54) tương đương 5 tuần quan hệ 4 lần.

Trên thực tế việc phụ thuộc nhiều vào cảm xúc, tình cảm, quan hệ, sức khỏe và không gian riêng tư chứ không thể cứng nhắc theo công thức này. Tuy nhiên việc tính tần suất theo công thức này giúp các cặp đôi có thể tham chiếu tốt hơn, qua đó điều chỉnh tăng giảm phù hợp.

Bài viết cùng chủ đề: