Trẻ con lớn lên ngoan ngoãn hay không phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của cha mẹ ngay khi còn nhỏ. Nếu cha mẹ nhận thấy con có 4 đặc điểm này, cần nhanh chóng chấn chỉnh.
Sinh con ra, cha mẹ nào cũng mong muốn dành những điều tốt đẹp, hoàn hảo nhất cho con. Cũng chính vì tâm lý đó mà nhiều cha mẹ đã nuông chiều con quá mức, khiến con ngày càng ngang ngược, khó bảo. Chỉ vì sự giáo dục không đúng của cha mẹ khiến con trở nên hư hỏng.
Vì thế, bên cạnh việc chăm sóc, nuôi nấng con, cha mẹ cũng cần tìm được phương pháp dạy con đúng đắn. Nếu thấy bé xuất hiện 4 dấu hiệu sau, cần uốn nắn ngay lập tức.
Trẻ không bao giờ nói ”cảm ơn”
Cảm ơn là từ mà bất cứ người nào cũng cần phải học trong cuộc đời này, trẻ cũng vậy. Trẻ phải học cách nói cảm ơn không chỉ với người ngoài mà ngay cả với cha mẹ của mình.
Việc giúp bé nhận thức được cần biết ơn người đã giúp đỡ mình, sinh ra mình là thể hiện sự tôn trọng của bé dành mọi người, đặc biệt là ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
Lời cảm ơn của trẻ cần được xuất phát và dạy dỗ đồng hành những việc trong cuộc sống, cha mẹ phải gương mẫu lấy bản thân mình làm gương cho con. Cha mẹ cần dạy cho bé học nói cảm ơn khi ai đó giúp đỡ mình, khi ai đó cho mình thứ gì, khi ai đó nhường nhịn mình việc gì…
Tuy nhiên, trên thực tế, các bậc cha mẹ dường như không chú ý tới điều này. Vì quá yêu con, nên những gì cha mẹ dành cho con được coi như vô điều kiện. Họ coi đó là cách thể hiện tình yêu, sự quan tâm.
Lâu dài, trẻ sẽ mặc định chúng cần được hưởng những điều đó, cha mẹ có nghĩa vụ phải chăm nom chúng như vậy. Trẻ sẽ thấy việc mẹ dậy từ sớm chuẩn bị cơm nước cho mình là điều đương nhiên, trẻ coi việc những người xung quanh giúp đỡ mình là việc ngẫu nhiên, không tỏ thái độ trân trọng, cảm ơn. Từ đó trẻ không biết được rằng, để được thừa hưởng những điều đó, trẻ cần phải có thái độ cảm ơn, trân quý.
Một đứa trẻ không học được cách nói cảm ơn sẽ không thấu hiểu được sự hi sinh, tình yêu của cha mẹ. Lớn lên sẽ ích kỷ, chỉ biết nghĩ tới bản thân, thử hỏi cha mẹ liệu có cậy nhờ được không?
Không bao giờ nhận lỗi khi làm điều sai trái
Rất nhiều đứa trẻ vì được cưng như ông hoàng bà tướng nên luôn coi mình là suy nhất, là số một, là trung tâm vũ trụ, chẳng coi ai ra gì, ngay cả với ông bà, cha mẹ cũng tỏ ra bất cần, thiếu lễ độ.
Bởi vậy mới nói, sau việc học nói ”cảm ơn”, chính là lời ”xin lỗi”. Nếu một đứa trẻ không bao giờ chịu nhận sai, nhận khuyết điểm, thậm chí chăm chăm tìm cách đổ lỗi cho người khác thì rất có thể khi lớn lên, chúng sẽ không cư xử tốt với cha mẹ.
Bởi chúng được cưng chiều từ nhỏ, khi lớn lên sẽ quen với sự cung phụng vô điều kiện. Chúng sẽ có rằng mọi thứ mình được nhận đều là nghiễm nhiên và có sai sót gì thì người nhận lỗi cũng không phải là mình. Những đứa trẻ như thế thường không biết nghĩ cho cha mẹ, đặt mình ở vị trí người khác để nhận ra cái sai của bản thân.
Một đứa trẻ như thế khi ra xã hội cũng sẽ bị mọi người ghét bỏ. Không ai có thể sống trong một tập thể mà cứ khăng khăng cho rằng mình là nhất cả.
Cãi lời cha mẹ
Trước tiên, cần khẳng định rằng cãi lời người lớn là thói quen của hầu hết trẻ thơ, đó cũng là trạng thái tâm sinh lý bình thường, được coi là một giai đoạn phát triển về nhận thức của đứa trẻ.
Tuy nhiên, việc cãi lời cha mẹ cũng cần có mức độ. Cha mẹ phải dạy để trẻ hiểu rằng, bên cạnh việc phát triển tư duy cá nhân, việc cãi lời cha mẹ thực chất là hành vi không đúng mực, là thể hiện sự không tôn trọng cha mẹ của mình, người đang mang lại cuộc sống tốt đẹp nhất cho chính mình.
Nếu trẻ muốn bày tỏ quan điểm cá nhân, cha mẹ hãy lắng nghe và cân nhắc lời nói của con. Nhưng nếu trẻ hung hăng, cãi lấy được, chống đối cha mẹ thì cha mẹ cần dứt khoát đi tìm nguyên nhân vì sao con có thái độ như vậy.
Không nên sử dụng đòn roi để ép trẻ nghe lời. Bởi như vậy sẽ khiến trẻ chai lỳ, chống đối, khi lớn lên sẽ rất khó bảo, thậm chí chúng không bao giờ coi trọng lời cha mẹ nữa.
Luôn phải ”hối lộ” có điều kiện trẻ mới chịu làm việc
Đây là điều mà rất nhiều cha mẹ thường làm khi nuôi con. Kiểu như: Con ăn đi rồi mẹ cho mượn điện thoại, con đi học đi thì mẹ cho tiền, con nghe lời thì mẹ mới cho kẹo…
Cha mẹ nên nhớ, việc trao những món quà nho nhỏ rất cần thiết để khích lệ trẻ cố gắng, nhưng nếu thường xuyên tiếp diễn việc này thì cha mẹ cần xem xét lại. Bởi trẻ sẽ cho rằng, chúng không có nghĩa vụ phải làm những việc đó nếu không có thứ gì đáp trả.
Việc hối lộ trẻ để trẻ nghe lời một giải pháp ngắn hạn mang lại hậu quả nguy hiểm, bởi khi nó trở thành chuẩn mực, con của bạn sẽ bắt đầu kỳ vọng vào những phần thưởng tốt hơn trước khi đồng ý thực hiện nhiệm vụ. Khi không được như mong muốn, trẻ sẽ tỏ thái độ, không nghe lời và tìm cách chống đối.
Vì thế, không nên hối lộ trẻ một cách thái quá mà cần phải phân định rõ ràng, việc nào trẻ có trách nhiệm phải làm và việc nào trẻ sẽ được thưởng vì cố gắng, nỗ lực của mình.
- Người phụ nữ ở Ninh Bình có tài chăn nuôi, chưa hề thất bại khi nuôi lợn
- Nhà có 3 nơi càng “bừa bộn” con cái càng thông minh, gia đình hưng thịnh
- Long An: Nuôi đặc sản ở vũng phèn, anh nông dân 9X đút túi ƚiền triệu mỗi ngày
- Hàng xóm khen nhà có "lộc lá", tôi tin tưởng đặt cọc nửa tỉ: Kiểm tra kỹ mới tá hoả vì độ xuống cấp
- Giữa tin đồn ly hôn: “Vua cá Koi” ngó lơ sinh nhật vợ, Hà Thanh Xuân có hành động cực phũ