Những sai lầm trong việc dạy dỗ con trai của nhiều cha mẹ đã để lại hậu quả nặng nề cho bản thân con cái và cả xã hội, nên cần phải có sự thay đổi.
1. Sai lầm trong việc dạy dỗ con trai: Luôn nghĩ con trai phải làm việc lớn
Tu thân rồi mới tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nếu không tu thân tốt thì làm sao làm được những việc lớn kia. Tự chăm sóc bản thân còn không được, 6 – 7 tuổi nhưng vẫn phụ thuộc vào người khác trong việc ăn uống, quần áo, vệ sinh,… thì sau này làm “đấng trượng phu” thế nào được?
Vì thế, bố mẹ có con trai thay vì dạy con những điều lớn lao thì hãy dạy con những kỹ năng trong cuộc sống hằng ngày trước như tự vệ sinh cá nhân, chăm sóc bản thân, tự giác học tập,… Việc nhỏ con phải làm thật giỏi thì mới có thể dần dần làm được các việc lớn.
2. Sai lầm trong việc dạy dỗ con trai: Luôn nghĩ con trai làm việc nhà nó hèn người đi
Đây là một tư tưởng vô cùng cổ hủ và sai lầm. Chẳng có gì khiến người ta hèn ngoài những việc xấu xa, lọc lừa, làm hại người khác hoặc vi phạm pháp luật cả. Con trai làm việc nhỏ sẽ rèn kỹ năng tốt, tự chăm lo cho bản thân sau này mà không phải phụ thuộc vào người khác. Ngoài ra, việc nhà sẽ khiến các bạn ấy bớt thời gian rảnh, đỡ lao vào điện tử hay các trò tiêu khiển độc hại khác.
3. Sai lầm trong việc dạy dỗ con trai: Không phân tích lỗi của con khi con thất bại
Vì là “quý tử” trong nhà, nên nhiều bố mẹ cưng chiều, bênh vực, bao biện quá mức mặc kệ con có làm sai sai hay không. Đây là một cách giáo dục sai lầm, dễ khiến con lầm đường, lạc lối sau này.
Cách giáo dục đúng là mỗi lần con thất bại, sau khi an ủi cong xong thì sẽ phân tích lỗi sai của con, dũng cảm cho con ăn “cái tát” của cuộc đời. Như thế, sau này mỗi khi thất bại con sẽ nghiêm túc nhìn nhận lại những vấn đề của bản thân và ngày càng hiểu biết, phát triển hơn.
4. Sai lầm trong việc dạy dỗ con trai: Xót con quá nên không dạy con nổi
Hiện nay, có rất nhiều anh đàn ông chọn việc nhẹ nhàng, toàn trực đêm (đêm ít việc) để làm dù lương rất thấp. Để khi về nhà toàn kêu buồn ngủ, mệt mỏi, không làm việc nhà, không đỡ đần chăm sóc vợ con. Vợ chán nản nói ra thì bố mẹ lại bao biện, bênh vực.
Tìm hiểu nguyên nhân thì mới thấy là do bố mẹ luôn xót xa khi con vất vả, mệt mỏi nên hướng con đến việc lựa chọn các công việc nhẹ nhàng, thoải mái. Từ đó, con trai họ cũng ngày càng lười biếng, ỷ lại, sẵn sàng sống cảnh tạm bợ bằng sự trợ cấp của gia đình.
5. Sai lầm trong việc dạy dỗ con trai: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô
“Một trai được tính, mười gái bằng không” là câu nói phổ biến, được nhiều người dùng với hàm ý coi thường phụ nữ. Đó là một lời đánh giá phiến diện, bởi từ xưa đến nay phụ nữ không thiếu những người giỏi giang, tự chủ và thành đạt.
Thậm chí, nhiều người đàn ông còn kém hơn phụ nữ là đằng khác. Quá mức đề cao, nể trọng con trai sẽ khiến con mình “ảo tưởng sức mạnh” thiếu tôn trọng phụ nữ và sẽ không có sự phấn đấu, cố gắng gì hết. Như thế tương lai sẽ chẳng làm nên trò trống gì.
- Người đẹp Hà Nội “chất hơn nước cất” năm 1915
- Đắk Lắk: Nuôi lợn rừng thuần cɦủng bán giá 300.000 đồng/kg, anh nông dân thu lãi hơn 200 triệu mỗi năm
- Cha mẹ nhẫn nhịn là "nỗi bất hạnh" đối với sự phát triển của con cái
- Người mẹ dành 40 năm nuôi con lớn tâm thần, con út 20 năm biệt tích: Từ khi phát điên, nó chẳng gọi bà là mẹ nữa
- Sẽ có đường sắt Bắc – Nam tốc độ 250 km/giờ