Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
117 lượt xem

5 thủ đoạn lừa đảo "tinh vi" phổ biến khi mua bán nhà, đất

Mua bán nhà đất là giao dịch có giá trị lớn và được pháp luật quy định, bởi vậy khi đi mua đất cần phải cẩn thận trong khi trao đổi thông tin cũng như giao dịch. Nếu không cảnh giác và kiểm tra kỹ lưỡng, rất có thể bạn sẽ rơi vào vòng xoáy của những thủ đoạn lừa đảo mua bán nhà đất tinh vi.

1. Cảnh báo 6 thủ đoạn lừa đảo mua bán nhà đất phổ biến

Theo luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Công ty Luật TNHH TGS, có 6 thủ đoạn lừa đảo mua bán nhà đất mà kẻ gian thường sử dụng nhằm kiếm lợi bất chính từ việc mua bán nhà, đất:

1.1. Giấy tờ có công chứng nhưng sổ đỏ là giả

Sở dĩ xảy ra trường hợp này là vì kẻ gian sẽ làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc giả vờ báo với cơ quan nhà nước mất sổ đỏ để được cấp lại. Sau đó, chúng mang giấy này công chứng với mục đích là tạo lòng tin để chuyển nhượng.

Do văn phòng công chứng chỉ có chức năng kiểm tra thông tin trong sổ đỏ và tình trạng thửa đất có bị tranh chấp hay thế chấp hay không, mà không có trách nhiệm hay nghiệp vụ để xác nhận sổ đỏ là thật hay giả. Chính vì vậy, kẻ gian đã lợi dụng điều này để dễ dàng lừa đảo người mua nhằm chiếm đoạt tài sản.

Sổ đỏ giả “giúp” kẻ gian thực hiện thủ đoạn lừa đảo mua bán nhà đất, bởi vậy người mua nhà đất cần chú ý xác minh độ thật giả của sổ đỏ trước khi “xuống tiền”

1.2. Bán một mảnh đất cho nhiều người

Dấu hiệu nhận biết kẻ lừa đảo bán một mảnh đất cho nhiều người đó là thường xuyên đăng tin rao bán nhà đất với giá rất hấp dẫn, nhằm “thả mồi” câu khách. Kẻ gian cũng sẽ đăng công khai các hình ảnh sổ đỏ, giấy tờ nhà đất rõ ràng, song khi tiếp cận được người mua, chúng sẽ viện nhiều lý do để hối thúc khách đặt cọc, viết cam kết bằng tay. Sau thời gian lừa được nhiều người hoặc lừa được số tiền lớn, chúng sẽ cắt liên lạc.

1.3. Giấy tờ nhà đất là thật nhưng người bán không phải chủ sở hữu

Cách thức của thủ đoạn này là kẻ lừa đảo sẽ tự xưng là chủ nhà, cho xem sổ đỏ thật để tạo sự tin tưởng, dễ dàng thuyết phục khách đặt cọc giao tiền trước. Thực chất là trước đó, chúng đóng vai người mua nhà, liên hệ với người đang cần chuyển nhượng, yêu cầu cho xem sổ đỏ rồi xin bản photocopy để làm sổ giả. Sau đó, một kẻ khác cũng tiếp tục đóng vai người có nhu cầu cần mua nhà, chúng đề nghị chủ nhà cho xem sổ đỏ và lợi dụng lúc sơ hở để đánh tráo. Khi sự việc diễn ra trót lọt, chúng dùng giấy tờ thật để tự xưng chủ sở hữu rồi ngang nhiên bán đất cho người khác.

Người mua cần kiểm tra kỹ thông tin người bán và thông tin trên sổ đỏ để tránh việc người bán không phải là chủ sở hữu mảnh đất

1.4. Lừa mua bán nhà đất qua vi bằng

Lợi dụng việc người mua không hiểu hết thủ tục, quy trình mua bán nhà đất, kẻ lừa đảo chuyển nhượng nhà đất bằng giấy viết tay thông qua hình thức lập vi bằng tại văn phòng Thừa phát lại. Tuy nhiên, vi bằng không có giá trị trong việc chứng nhận mua bán nhà đất, nó chỉ có giá trị ghi nhận việc giao tiền. Kẻ gian thường dùng chiêu này để lách luật, bởi vậy giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.

1.5. Quảng cáo một đằng, bán đất một nẻo

Trường hợp này, kẻ gian lợi dụng sự tin tưởng nơi khách hàng để bán không đúng loại đất, ví dụ như quảng cáo là bán đất ở, nhưng thực chất là đất nông nghiệp, đất vườn,… Có một số trường hợp còn bán dự án ma, cho khách đi xem một mảnh đất bất kỳ rồi tự thêu dệt nên thông tin để quảng cáo nhưng thực chất là chẳng có quy hoạch nào cả.

Một cảnh báo về “dự án ma” tại Bà Rịa – Vũng Tàu

2. Lưu ý khi mua bán nhà đất để không “mắc bẫy” các thủ đoạn lừa đảo mua bán nhà đất

Để tránh được các thủ đoạn lừa đảo mua bán nhà đất do kẻ gian bày ra, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

– Hãy cùng chủ sở hữu mang sổ đỏ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Sở tài nguyên môi trường để kiểm tra và xác minh độ thật giả của sổ đỏ.

– Khi giao dịch mua bán, lúc chuẩn bị xuống tiền đặt cọc, người mua nên yêu cầu bên bán xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc, đồng thời chỉ đặt cọc số tiền không quá 10% giá trị chuyển nhượng.

– Lưu ý về thời gian chuyển nhượng nhà đất, theo luật là không quá một tháng kể từ ngày đặt cọc. Nếu đến thời gian xác định được ghi trong hợp đồng mà bên bán không chuyển nhượng, có dấu hiệu trốn tránh, người mua có thể tố cáo hành vi này tới cơ quan công an. Hành vi này có thể bị điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

– Để xác định người bán chính là chủ sở hữu nhà đất, người mua cần kiểm tra kỹ thông tin sổ đỏ và thông tin nhân thân của chủ sở hữu. Bạn nên đến cơ quan nhà nước để kiểm tra thông tin chính xác về tình trạng nhà đất và người đang sở hữu là ai.

– Để xác định được tình trạng thửa đất, trong trường hợp người bán nói rằng đất đang trong quá trình làm thủ tục chuyển đổi mục đích, thi bạn đề nghị cho xem phiếu hẹn và trả kết quả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nói tóm lại, để tránh những thủ đoạn lừa đảo mua bán nhà đất thường gặp, người mua khi giao dịch cần hết sức tỉnh táo, không nên tin 100% lời quảng cáo của người bán. Để chủ động, bạn cần tìm hiểu trước quy trình mua bán nhà đất để không bị “dắt mũi” trong khi trao đổi, giao dịch. Chúc bạn có một hành trình mua nhà đầy thuận lợi!

 

 

Bài viết cùng chủ đề: