Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
93 lượt xem

7 phương pháp dạy con không đòn roi khiến trẻ nghe lời răm rắp

Xã hội phát triển và các phương pháp nuôi dạy trẻ đã khác trước. Giờ đây, quan niệm “thương cho roi cho vọt” đã không còn thích hợp nữa.

Phương pháp dạy con không đòn roi được các bậc làm cha mẹ, diễn đàn dạy trẻ tìm kiếm nhiều trên Internet. Cách dạy con này cụ thể như thế nào? Áp dụng ra sao?

Hầu hết các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia nuôi dạy trẻ không tán thành việc sử dụng đòn roi. Song thực tế, nhiều phụ huynh thừa nhận rằng đã từng ít hay nhiều lần đánh đòn con. Khi sử dụng đến roi vọt, tức là bạn đã quá giới hạn chịu đựng, hay còn có thể nói rằng đã “hết cách” dạy bé.

Chúng ta biết trẻ bị đòn để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vậy những phương pháp dạy con nào có thể thay thế? Sau đây là 8 phương pháp dạy con không đòn roi cho bạn áp dụng.

1. Bỏ qua hành vi sai trái nhẹ

Ai cũng có thể sai và trẻ con cũng thế. Với những hành vi sai trái nhẹ, bạn đừng nên quá nặng nề, có thể bỏ qua cho con bằng cách “tảng lờ” đi. Điều này không phải là xúi giục bạn hãy cứ mặc kệ cho trẻ làm việc xấu. Song việc bỏ qua có chọn lọc trong những trường hợp này có hiệu quả hơn là đánh đòn.

Bởi vì trẻ có thể đã sai trái một cách vô tình, không phải chủ ý. Vì vậy, nếu cảm thấy có thể bỏ qua được, bạn hãy nhẹ nhàng với con. Đôi khi trẻ thực hiện những hành vi sai trái đó chỉ để người lớn quan tâm hơn. Do đó, bạn có thể giả vờ như không nghe thấy, không biết và không phản hồi lại sự việc.

Lâu dần, con sẽ biết rằng những hành vi sai trái không có ích trong việc gây sự chú ý và trẻ sẽ học cách cư xử lịch sự, khôn ngoan.

2. Time out là gì? Đặt thời gian chờ

Phương pháp dạy con không đòn roi bằng cách đặt thời gian chờ mẹ đã nghe chưa? Điều này có nghĩa là bạn hãy để cho con một khoảng thời gian vừa đủ để có thể dừng việc đang làm, ví dụ trẻ xem tivi quá giờ quy định. Bạn có thể đến bên con và đếm từ 1 đến 3, báo cho con biết rằng lúc nào mẹ đếm đến 3 là con phải tắt tivi.

Phương pháp dạy con không đòn roi này có tính kỷ luật hiệu quả cao hơn là cha mẹ la lối và quát mắng om sòm rằng con phải tắt tivi ngay vì đã hết giờ. Hình thức này cũng cảnh cáo ngầm với trẻ rằng con sẽ bị phạt nếu hết thời gian chờ mà chưa thực hiện được yêu cầu.

Đặt thời gian chờ cũng rất hữu ích trong trường hợp trẻ hung hăng, nóng giận. Mẹ nên cho con vài phút để bình tĩnh và sẵn sàng cho một cuộc nói chuyện nghiêm túc. Chiến lược này giúp trẻ học được tính nhẫn nại và dần hiểu được rằng tức giận không giải quyết được vấn đề.

3. Hãy lắng nghe trẻ

Mẹ có biết trẻ cũng cần được lắng nghe, thấu hiểu. Hãy để con có cơ hội nói điều chúng nghĩ trước khi bạn muốn giải quyết một vấn đề nào đó.

phương pháp dạy con không đòn roi
Là cha mẹ, bạn cần cho con cảm giác thoải mái, được tôn trọng
Việc người lớn lắng nghe sẽ giúp trẻ giải tỏa tâm lý và những cảm xúc tiêu cực trong lòng. Qua đó, bạn cũng hiểu được suy nghĩ của con, biết tại sao chúng hành động như vậy và như thế có đáng bị phạt hay không.

Sau khi lắng nghe con, mẹ hãy giải thích cho trẻ hiểu thế nào là đúng-sai. Lâu dần, con sẽ biết để điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Bạn tuyệt đối không nên giải quyết vấn đề khiến cho con ấm ức, không phục hoặc thấy bị tổn thương.

4. Mất đặc quyền nếu trẻ bướng bỉnh

Mẹ có thể sử dụng phương pháp “mất đặc quyền” thay thế cho hình phạt đòn roi. Cách này cụ thể như sau: nếu trẻ không ngoan, làm trái ngược với một quy tắc nào đó trong gia đình, mẹ báo cho trẻ biết rằng con đã mất đặc quyền vốn có. Nếu trẻ không hoàn thành bài tập về nhà, con sẽ bị mất đặc quyền đi chơi công viên vào cuối tuần. Thay vào đó, suốt những ngày nghỉ ấy, con phải hoàn thành bài tập và thậm chí số lượng bài vở còn tăng nhiều hơn so với bình thường.

Dạy con không đòn roi bằng cách “mất đặc quyền” như thế này sẽ giúp trẻ có cách giải quyết vấn đề và hiểu rằng chẳng dại gì không ngoan, bởi nếu thế người thiệt thòi chỉ là chúng mà thôi.

Lệnh cấm mất đặc quyền của bố mẹ có thể áp dụng có thời gian hoặc vô thời hạn. Nếu con có tinh thần sửa sai, bạn có thể bỏ hình phạt này trước thời gian quy định. Hoặc bạn có thể nghĩ ra những hình phạt vui khác. Điều đó dạy trẻ hiểu rằng chúng sẽ phải cố gắng nhiều hơn để lấy lại đặc quyền của mình.

5. Phương pháp dạy con không đòn roi: Lãnh hậu quả

Nếu con làm sai, thay vì đánh đòn chúng, bạn nên dạy trẻ bằng cách cho lãnh hậu quả.

Trong bữa ăn tối, cô bé/cậu bé nhà bạn có thể nhõng nhẽo, không muốn ăn. Bạn áp dụng thời gian chờ nhưng trẻ vẫn không có biểu hiện ăn uống nghiêm túc. Bạn cho con được lựa chọn một là ăn uống nghiêm túc hoặc hai là sẽ phải kết thúc bữa ăn ngay lập tức rồi chờ đến sáng hôm sau mới được ăn lại. Mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn bất cứ thứ gì trong bữa tối đó để trẻ biết được rằng không ăn tối thì chúng sẽ phải đi ngủ với bụng đói. Và chắc chắn lần sau, chúng không tái phạm như vậy nữa.

Phương pháp dạy con không đòn roi với hình thức “lãnh hậu quả” bắt buộc bạn phải thật kiên quyết. Không được “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” mà mất tác dụng. Liên kết trực tiếp hậu quả với hành vi giúp trẻ thấy rằng lựa chọn của chúng có hậu quả trực tiếp và người phải gánh hậu quả không ai khác ngoài bản thân trẻ.

6. Mềm dẻo, linh hoạt và không nên ra lệnh

Đôi khi mẹ cần mềm dẻo, linh hoạt. Cứng nhắc trong việc dạy trẻ chỉ khiến vấn đề thêm tồi tệ mà thôi. Mẹ có thể cho con xem tivi thêm 5-10 phút nếu đó là ngày nghỉ cuối tuần, nếu con đã hoàn thành xong bài vở hoặc làm tốt việc nhà.

Bạn cũng không nên sử dụng các câu mệnh lệnh với trẻ, ví dụ như con phải thế này, phải thế kia. Bạn cần dùng lời khuyên hoặc các câu cầu khiến một cách lịch sự: con nên, con có thể, mẹ nghĩ là con hãy… Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng chúng đang được tôn trọng. Vì vậy, trẻ dễ nghe lời thay vì chống đối.

7. Khen ngợi và không chỉ trích lỗi lầm

phương pháp dạy con không đòn roi
Mẹ nên khen ngợi con thay vì chỉ trích lỗi lầm
Phương pháp dạy con không đòn roi bằng cách tuyên dương, khen ngợi sẽ hướng con trở thành người tốt. Tuyệt đối đừng chỉ trích lỗi lầm của trẻ. Việc chì chiết sẽ khiến con cảm nhận rằng bản thân thật tồi tệ, xấu xa.

Việc khen ngợi những hành động cụ thể của con “nay con ăn giỏi quá”, “con viết thật đẹp”, “nhà con lau sạch bong kin kít” sẽ giúp trẻ cảm thấy rất vui. Từ đó, lúc nào con cũng muốn làm tốt hơn để được ngợi khen.

Bài viết cùng chủ đề: