Với một đứa trẻ, đến 8 tuổi coi như đã hoàn thiện 80% tâm lý, nhân cách, quan điểm sống cơ bản. Nghĩa là, 8 năm đầu đời ấy sẽ gần như quyết định con chúng ta là ai.
Tôi đã giật mình khi lần đầu tiên đọc được thông tin này. Tôi chợt nhận ra, nếu bạn thiếu tiền bạn có thể kiếm sau, nếu bạn chưa mua đủ quần áo đẹp cho bé bạn có thể mua sau nhưng tuyệt đối đừng để tuổi thơ của con thiếu đi sự đồng hành của bạn.
Nếu bạn không dành đủ thời gian cho bé, không thể hiện tình yêu của mình đủ nhiều để bé cảm nhận được, bạn phó thác con cho ông bà hoặc người giúp việc chăm nuôi thì bạn sẽ không có phép màu nào quay lại để bù đắp và cứu vãn sai lầm đã bỏ rơi con mình.
Tôi rất thích quan điểm: “Nếu bạn chưa thể xây được nhà thì hãy để sau, điều quan trọng hơn cả là xây người, nó tiết kiệm tiền cho bạn bằng mấy lần cái nhà mà chỉ có sau này bạn mới nhìn thấy được”.
Trẻ con thường mang đến cho ta cảm giác phiền phức, tuy nhiên sự phiền phức đó lại không hẳn do chúng. Ta chọn sinh ra chúng chứ đâu phải chúng chọn nhảy vào đời ta.
Là cha mẹ, hãy chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên và quyết định sẽ dành cho con bao nhiêu phần trăm thời gian. Con đâu biết mẹ ra khỏi cánh cửa kia rồi sẽ về, bố làm xong việc này sẽ chơi với con.
Chúng ta còn có nhiều thứ để làm, công việc, các mối quan hệ, mua sắm, đi bất cứ nơi đâu. Chứ con nhỏ chỉ biết thế giới bầu trời là cha mẹ mà thôi. Vậy mà, thỉnh thoảng, bầu trời lại giáng cho cái tét vào mông chỉ vì con muốn được ngắm bầu trời.
Có rất nhiều lý do khiến bạn đánh con, chẳng hạn bạn cho rằng “vì đánh đau con mới nhớ”, hoặc vì không kiềm chế được, vì con còn bé phải đánh mới nên người…
Con cái, yêu thương vô cùng nhưng cũng tội nghiệp vô cùng. Vì không tự bảo vệ được mình mà vẫn bị đánh, dù người lớn có “hư” cũng ít khi bị đánh, còn con thì khi cha mẹ đánh lại là được xem là “yêu cho roi cho vọt”, là chân lý, là đúng đắn.
Khoảng thời gian khi con dưới một tuổi, con là thiên thần. Qua một tuổi, con bị coi là kẻ phá đám trong nhà. Vì tuổi lên một con nhận thức được nhiều nhưng không đủ ngôn từ diễn đạt. Vì tuổi lên một con bị đẩy ra khỏi cha mẹ nhiều hơn nên con cứ thèm khát bám lấy cha mẹ cuối ngày.
Thời gian mỗi ngày 24 tiếng, con chỉ có 2,5-3 tiếng bên cha mẹ, lại là giờ cơm nước, tắm giặt nên con cứ bị lờ đi, cố gây chú ý thì sẽ nhận lại là cáu gắt, đánh mắng.
Không riêng bản thân mình mà có nhiều mẹ cũng rơi vào tình trạng như thế, hiện tại hình ảnh tự thân đã biết rõ điều đó nhưng có lúc hành động vẫn chưa đúng và hành trình sửa mình dần dần cải thiện.
Chúng ta cũng cần phải học làm cha mẹ. Mọi hành động, lời nói, cử chỉ của chúng ta, con sẽ nhìn vào để học theo. Nếu thấy con phản ứng tiêu cực khi không vừa ý, rất có thể con đã học theo cách phản ứng của cha mẹ.
Nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình. Con cái phản chiếu tính cách của chúng ta. Bậc cha mẹ, hãy dành thời gian bên cạnh, quan tâm, dạy dỗ, để con cảm nhận được tình yêu thương. Đồng thời, hãy sửa đổi và hoàn thiện bản thân để trở thành tấm gương con cái noi theo.
- Cỏ dại xưa nở trắng rừng không ai thèm, nay người dân bứt về làm chổi đút túi tiền triệu mỗi ngày
- "Bi kịch" nhà phố: Cả năm nghe hàng xóm mở nhạc, ăn nhậu, hát karaoke
- Chung cư The Light Hà Nội: Vô cớ cầm dao tấn công nhà hàng xóm
- Vợ chồng tôi mua được 2 mảnh đất trong 7 tháng nhờ chi tiêu đúng cách
- 3 dấu hiệu cho thấy phụ nữ muốn được gần gũi, đàn ông nên biết để giúp nàng thỏa mãn