Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
947 lượt xem

8 thực phẩm rất dễ “bơm độc” vào cơ thể nhưng nhiều người không hề hay biết

Khoai tây, thực phẩm đóng hộp, sữa tươi… là thực phẩm bạn cần hạn chế ăn để không bị ngộ độc.

Khoai tây

Khoai tây tươi được nấu chín đúng cách sẽ không gây bệnh tật. Khoai tây được trồng dưới bùn và cần được rửa sạch trước khi chế biến. Không ăn salad khoai tây vì chúng có thể gây nhiễm trùng chéo.

Thực phẩm đóng hộp

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên bỏ ngay nếu thấy thực phẩm đóng hộp của bạn đã bị lõm sâu. Vết lõm sắc nhọn ở mép trên hoặc cạnh hộp đựng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, gây nguy hiểm cho thực phẩm.

Sữa tươi (chưa tiệt trùng)

Sữa tươi có thể mang vi khuẩn gây hại cho cơ thể. Chúng chứa các vi khuẩn gây bệnh như Campylobacter, Cryptosporidium, E. coli, Listeria và Salmonella. Mặc dù, bệnh nhiễm trùng Listeria hiếm khi mắc phải khi uống sữa tươi chưa tiệt trùng, chúng lại đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Điều này cũng có nghĩa là nó có thể gây khả năng tử vong cao hơn ở phụ nữ mang thai và thai nhi. Người lớn tuổi và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương cũng dễ mắc bệnh khi sử dụng sữa tươi chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ chúng như phô mát thô.

Động vật có vỏ sống

Hàu và động vật có vỏ khác có thể chứa virus và vi khuẩn. Hàu sống hoặc chưa nấu chín chứa vi khuẩn Vibrio, có thể dẫn đến nhiễm trùng. Hàu được thu hoạch từ vùng nước bị ô nhiễm có thể chứa virus Noro, gây nôn mửa và tiêu chảy. Để tránh ngộ độc thực phẩm, hãy nấu chín các loại hải sản trước khi ăn.

Cá ngừ

Cá ngừ bị nhiễm chất scombrotoxin, gây ra tấy đỏ mắt, đau đầu và chuột rút. Nếu cá ngừ được bảo quản ở 60 độ C sau khi đánh bắt, nó có thể giải phóng độc tố không thể bị phá hủy ngay cả khi nấu chín. Vì vậy, sử dụng cá tươi là cách tốt nhất để tránh ngộ độc.

Pho mát

Pho mát nếu không bảo quản đúng cách có thể gây ngộ độc. Pho mát có thể bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn như Salmonella hoặc Listeria, có thể gây sẩy thai.

Cà chua

Cà chua nếu bảo quản trong một thời gian dài bên ngoài có thể dễ bị hư hỏng. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm. Để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và nhân lên, hãy rửa cà chua dưới nước. Nấu chín trước khi ăn thay vì ăn sống.

Giá đỗ, rau mầm

Giá đỗ và các loại rau mầm là nhóm thực phẩm rất lành mạnh cho sức khỏe, tuy nhiên do phát triển trong điều kiện ấm, ẩm ướt chứa nhiều vi khuẩn. Vì vậy, những người có hệ miễn dịch và đường tiêu hóa yếu không nên sử dụng loại thực phẩm này.

Bài viết cùng chủ đề: