Giáo sư của Đại học Harvard khẳng định: 7 năm đầu đời, quyết định 80% tương lai trẻ
Các giáo sư của Đại học Harvard gọi đó là “Golden 7 Years” (7 năm vàng) để nuôi dưỡng và giáo dục một đứa trẻ thành người.
Theo nghiên cứu, qua 7 năm vàng này, trẻ đã có sẵn một số kỹ năng cần thiết để tiếp tục con đường học tập và làm việc trong cả cuộc đời sau này.
Nuôi dưỡng cảm giác an toàn cho trẻ khi 1 tuổi
Nhiều trẻ 1 tuổi đã biết đi, thậm chí có thể nói một số từ đơn giản thay vì chỉ dựa vào tiếng khóc truyền đạt cảm xúc và nhu cầu. Lúc này trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, nhiều thứ người lớn thấy nguy hiểm nhưng trẻ lại không cảm nhận được như nước nóng, ổ cắm điện…
Ở lứa tuổi này, cha mẹ cần bảo vệ và kiên nhẫn với con. Liên tục giới thiệu cho trẻ những “vùng” nguy hiểm để trẻ hình thành “cảm giác an toàn”… Lúc này cha mẹ cần yêu thương, vui chơi cùng con, giúp con luôn cảm thấy an toàn và thoải mái. Một đứa trẻ bám mẹ, lớn lên trong sự bất an ít khi có thể tự mình làm việc lớn hoặc tự mình quyết định được chuyện gì.
Phát triển kỹ năng giao tiếp khi 2 tuổi
2 tuổi là thời điểm trung tâm ngôn ngữ của não bộ phát triển nhanh nhất. Trẻ đã biết cách thể hiện ý thích của mình, ngôn ngữ ngày càng đa dạng hơn. Ở lứa tuổi này trẻ học nói thông qua đôi tai, tức là nghe âm thanh từ bên ngoài và bắt chước theo.
Lúc này cha mẹ nên giao tiếp với con nhiều hơn để trẻ dần khám phá ra sức hấp dẫn của ngôn ngữ. Nếu trẻ có thể “cãi lý” với bố mẹ thì việc dạy dỗ coi như rất thành công.
3 tuổi trau dồi trí tưởng tượng
Trí tưởng tượng bắt đầu hình thành và phát triển từ khi trẻ lên 3. Bố mẹ đôi lúc có thể thấy trẻ đóng vai một siêu anh hùng trong phim hoạt hình, không chỉ biết bay mà còn có siêu năng lực. Thời điểm này, trẻ sử dụng các đồ vật thay thế để làm được những việc mà trong cuộc sống không có hoặc không thể đạt được.
Nếu bố mẹ thấy trẻ có ngôn ngữ hay hành động tương tự ở lứa tuổi này, đừng kìm nén mà hãy khuyến khích trẻ tham gia mọi “kịch bản” mà chúng tự dựng lên. Trí tưởng tượng là con đường giúp trẻ nhận thức và tìm hiểu thế giới xung quanh vượt ra khỏi kinh nghiệm cá nhân chật hẹp. Ngoài ra, cha mẹ có thể chơi các trò đoán màu, giấy vẽ, tô hình… vừa nâng cao trí tưởng tượng, vừa giúp trẻ phát huy tính thẩm mỹ, nghệ thuật bẩm sinh nếu có.
Trau dồi khả năng sáng tạo khi 4 tuổi
Những trải nghiệm tuổi ấu thơ sẽ gắn liền với sự phát triển sáng tạo của trẻ. Có thể thấy ở lứa tuổi này trẻ có thể làm ra những thứ mà người lớn chưa từng thấy trước đây, thậm chí cả những thứ không có trong phim hoạt hình trẻ từng xem. Cha mẹ lúc này có thể tham gia cùng con, gợi mở giúp con sáng tạo, đừng nên nói những lời chê bai sản phẩm con làm ra khiến con mất hứng, mất tự tin.
Ngoài ra cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhiều hoàn cảnh và sự kiện để trau dồi thêm vốn sống, tăng thêm động lực để tưởng tượng. Đồng thời tạo không khí gia đình thoải mái để trẻ có thể đặt ra nhiều các câu hỏi ngộ nghĩnh, thậm chí có vẻ buồn cười.
“Đặt ra các quy tắc” khi 5 tuổi
5 tuổi trẻ đã có nhận thức độc lập của riêng mình, nhưng nhiều khi chúng lại làm những việc không có quy tắc.
Phải để trẻ hiểu rõ, mọi việc đều có quy tắc. Ngay trong gia đình, cha mẹ có thể đặt ra những quy định như tự dọn đồ chơi, tự ăn đúng giờ, xem ti vi theo thời gian quy định… Một khi đặt ra, cha mẹ nhớ nghiêm túc thực hiện, thưởng phạt rõ ràng với con.
Mất tập trung ảnh hưởng đến chất lượng học tập, phương pháp làm việc của trẻ trong tương lai. Ảnh: sina.
Mất tập trung ảnh hưởng đến chất lượng học tập, phương pháp làm việc của trẻ trong tương lai. Ảnh: sina.
Trau dồi sự tập trung khi 6 tuổi
6 tuổi là thời kỳ bước vào tiểu học, đồng thời cũng là thời điểm tốt nhất để trau dồi khả năng tập trung của trẻ. Các trò chơi xếp hình như tìm điểm khác biệt, tìm hình dạng, tìm chữ cái, tìm màu sắc… có thể cải thiện đáng kể khả năng tập trung của trẻ. Đây cũng là cách rèn luyện cho não bộ hoạt động tốt.
Ở tuổi này, bố mẹ cũng nên hướng dẫn con tập trung làm một việc trong khoảng thời gian nhất định để rèn luyện sự tập trung. Ví dụ, khi trẻ chơi đồ chơi sẽ không xem TV hoặc dọn nhà. Điều này giúp các em tập trung vào vấn đề trước mặt thay vì cố gắng nghĩ nhiều thứ khác cùng một lúc. Ngoài ra bố mẹ cũng phải tạo môi trường học tập nghiêm túc, hạn chế sử dụng tivi, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy chơi game… để trẻ tập trung học tập hơn.
7 tuổi rèn luyện trí não
Trẻ 7 tuổi chính thức bước vào con đường học tập. Đây là lúc cha mẹ rèn luyện cho con trí nhớ, chơi các câu đố, luyện tập thị giác, xúc giác… để kích thích não bộ hoạt động. Đọc sách cũng là một hoạt động tốt giúp con rèn luyện trí não, suy nghĩ cá nhân lúc này.
Để kích thích và hỗ trợ sự phát triển trí não cho trẻ, cha mẹ nên dẫn con đến những khu vui chơi, như: công viên, vườn bách thú, khu vui chơi trí tuệ hay cho con tiếp xúc với các bộ đồ chơi xếp hình, tư duy. Một số chất dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển trí thông minh, cha mẹ cũng nên tăng cường thêm trong bữa ăn hàng ngày như: Chất đạm, I ốt, sắt…
- Quán bún ngan chửi khách ở Hà Nội bị phạt tiền vì… không đảm bảo vệ sinh
- Khổ cực khi lương 20 triệu vẫn cố chấp "gồng" mua nhà 2 tỷ
- Nhóm trộm xe bị bắt ở trạm sạc vì đang chạy trốn thì hết điện
- 14 người tập yoga giữa đường để chụp ảnh với hoa bằng lăng bị phạt
- 3 kiểu phụ nữ sẵn sàng làm ”trà xanh”, muốn tranh giành đàn ông của người khác