Khi xong nhà, có một vấn đề phát sinh là khu vực anh ở quá vắng, không thể để nhà không như vậy cả tuần được nên phải thuê người trông coi. Vậy nên, anh quyết định thuê luôn người bán đất cũ trông nhà, chăm sóc cây cối.
Làm cái nhà to, đẹp trên núi mất vài ba tỷ đồng, chưa kể tiền mua đất, nhưng thực tế sử dụng thì không được mấy. Giai đoạn đầu, vào những ngày cuối tuần thì cả nhà rủ nhau về. Nhưng rồi có tuần bận việc, về quê, hoặc có đám hiếu hỉ lại không về được. Cứ như thế, việc về nhà ở núi cứ thưa dần.
Theo chân một người môi giới bất động sản, chúng tôi ghé thăm nhà anh Thành. Phải thừa nhận đây là một khu nhà vườn đẹp, được setup chỉn chu. Hai vợ chồng người trông coi nhà đang ngồi ghếch chân lên bộ bàn đá bên hiên ăn lẩu…
“Chủ ít lên lắm. Chỉ thi thoảng mới dẫn cả nhà lên đây vào cuối tuần thôi. Có khi cả tháng mới lên 1 lần”, người chồng chia sẻ.
Nếu để ý, sẽ thấy điều nghịch lý ở đây: Khi mua, xây nhà, anh Thành muối thỏa mãn nhu cầu thư giãn cuối tuần của mình. Bởi nếu để đầu tư, anh đã không làm nhà to đẹp như vậy.
Nhưng xây xong rồi, người thực sự sử dụng căn nhà và khu vườn ấy là vợ chồng người trông coi. Còn anh Thành lại chủ yếu ở phố, cặm cụi đi kiếm tiền trả cho khoản nợ mà mình đã vay để mua nhà đất.
Trong 3 quyền năng là chiếm hữu, sử dụng, định đoạt ngôi nhà, gần như anh Thành chỉ còn giữ quyền định đoạt. Còn việc chiếm hữu (trên thực tế, chứ không phải về pháp lý), sử dụng chủ yếu do vợ chồng người trồng coi.
Nói cách khác, anh Thành đang làm nhà cho người khác ở, rồi lại phải trả tiền cho họ nữa…
- Đất nền làng quê Hà Nội có dấu hiệu sốt ảo, tăng vọt lên 100 triệu đồng/m2
- Ngỡ ngàng với loài đẻ “trứng gà nɦân sâm”, giá 8.000 đồng/quả
- 14 dấu hiệu cho thấy trẻ thông minh: Con bạn có những dấu hiệu nào?
- Mua lại nhà có nên dùng lại đồ của chủ cũ? 6 thứ này nhất định không được
- "Ám ảnh" hàng xóm ồn ào từ nhà mặt đất lên chung cư