Nuôi thành công hàng trăm con cá tầm trong ao hồ cải tạo ở khu vực rừng biên giới giáp nước Lào, một gia đình ở Hà Tĩnh có thu nhập cao khi xuất bán với giá 250.000-300.000 đồng/kg.
Mô hình nuôi loài cá đặc sản này lại thành công ngay tại vùng đất được mệnh danh là “chảo lửa” của miền Trung. Trang trại nuôi cá tầm của ông Lê Khắc Tân (61 tuổi, trú xã Phú Gia, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) rộng khoảng 2.000m2. Lọt thỏm giữa rừng xanh, cạnh khe suối Rào Trình, cách trung tâm thị trấn Hương Khê gần 30km, giáp biên giới với nước bạn Lào.
Hệ thống dẫn nước đảm bảo tuần hoàn.
Để cải thiện bữa ăn trong thời gian bảo vệ rừng, ông Tân cùng các công nhân bảo vệ rừng đã dựng nhà chòi, trồng cây ăn quả và cải tạo ao cá tự nhiên nuôi nhiều loại như chép, trắm, mè. Nhóm bảo vệ cũng nuôi thêm lợn rừng, bò và dê. Tuy nhiên, việc nuôi các loại cá trên không thành công vì điều kiện thời tiết lạnh. Việc nuôi một số con vật khác cũng phải dừng lại vì ông Tân nhận thấy chúng phá cây trồng.
Năm 2021, qua mạng Internet và bạn bè ở thị xã Sapa (tỉnh Lào Cai) và tỉnh Lâm Đồng, ông Tân nghiên cứu, tìm hiểu về mô hình nuôi cá tầm. Ông nhận thấy nhiệt độ tại các khe suối đổ về phù hợp với mô hình này. Mùa hè, nhiệt độ tại Hương Khê có thời điểm nóng hơn 40 độ C nhưng nước suối chỉ khoảng 23 độ C, còn mùa đông xuống 10-15 độ C.
Để đắp lại bờ, trải bạt ông Tân đã đầu tư hàng trăm triệu.
Không chần chừ, ông Tân đã xin phép chính quyền địa phương về việc được nuôi thử nghiệm loài cá mới. Ông cũng mời cán bộ có kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh về đánh giá môi trường nước, điều kiện vệ sinh, tự nhiên.
Ngay sau khi có kết quả nơi đây thuận lợi cho việc nuôi cá tầm, ông Tân đã mạnh dạn chi gần 600 triệu đồng cải tạo ao nuôi như đắp lại bờ, trải bạt. Mô hình nuôi cá tầm có hệ thống dẫn nước tuần hoàn. Nước chảy liên tục từ khe Rào Trình vào ao hồ vừa đảm bảo oxy cho cá, vừa được dẫn chảy ra ngoài theo ống ngầm nhằm giữ vệ sinh môi trường.
Nếu liên kết được với thị trường phía Bắc để tiêu thụ, ông Tân dự kiến tiếp tục nuôi 5.000 con giống và sẽ tăng lên gấp đôi.
Tháng 10/2021, ông Tân đã thả nuôi khoảng 500 con giống, mỗi con dài 8-10cm. Theo ông Tân, cá tầm sống tầng đáy, ăn chìm, thức ăn khi còn nhỏ là cám có giá cao trên thị trường. Thời điểm cá tầm lớn, ông cho chúng ăn cám từ cá tạp xay nhỏ nhằm giúp thịt săn chắc, ngon.
“Thời gian đầu nuôi tôi cũng có cảm giác lo. Vừa nuôi tôi lại tiếp tục học hỏi kinh nghiệm để đảm bảo cho đàn cá phát triển tốt, tránh bệnh tật”, ông chia sẻ.
Và sau gần một năm nuôi thử nghiệm, đàn cá tầm hàng trăm con đã sinh trưởng tốt, trọng lượng mỗi con trên dưới 2kg, dài hơn 50cm. Hiện ông Tân đã xuất bán được khoảng 300 con, số còn lại đang tiếp tục tiêu thụ. Với giá bán 250.000-300.000 đồng/kg, ông Tân dự kiến đạt doanh thu gần 300 triệu đồng.
- Phú Thọ: Nuôi loài cá có màu đỏ lạ, cuối năm thương lái khắp nơi đổ về thu mua, người dân làng này lãi to
- Một cuộc ‘yêu’ phụ nữ ‘lên đỉnh’ bao nhiêu lần?
- Quả chanh pha nước uống xưa rồi, để đông lạnh trong ngăn đá mang nhiều lợi ích bất ngờ hơn
- Quảng Nam: Kỳ công nghề “xoi” trầm, trật tay là mất tiền… chục triệu như chơi
- Thấy con 6 tuổi đau mắt, mẹ lấy sữa nhỏ ngay vào thì điều này xảy ra