Sau một thời gian các dự án hầm chui với mục tiêu giảm ùn tắc giao thông tại Thủ đô được đưa vào sử dụng thì tới nay, vào giờ cao điểm, tại những khu vực này vẫn đông đúc thậm chí ùn tắc kéo dài.
Điều này khiến dư luận băn khoăn, phải chăng, hướng của các hầm chui này có vấn đề, hoặc vì sao hầm chui chỉ phát huy hiệu quả rất ngắn hạn, dù mức đầu tư mỗi hầm cũng lên gới gần nghìn tỷ đồng?
Xung quanh vấn đề này, Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với PGS.TS. Hồ Anh Cương, Trưởng Bộ môn Công trình Giao thông Công chính và Môi trường (Trường Đại học GTVT).
PV: Thưa ông, nhiều hầm chui của Hà Nội sau khi thông xe thì nút giao vẫn ùn tắc. Vậy có hay không khả năng là những hầm chui này bị đặt sai hướng?
PGS.TS. Hồ Anh Cương: Nhìn tổng thể thì mạng lưới giao thông Hà Nội có hình dạng xuyên tâm và vành đai.
Đặc điểm của giao thông xuyên tâm thuận tiện cho người dân có nhu cầu đi từ ngoài vào trung tâm thành phố, nhưng nhược điểm là cục bộ, tập trung vào vùng lõi, càng phía trong thì càng đông xe.
Các hầm chui đặt trên hướng xuyên tâm thì cứ đi vào là đông chứ không phải vì hầm chui mà đông. Hầm chui không có lỗi mà giúp giao thông nhanh hơn, hầm chui chỉ có nhiệm vụ thoát giao thông qua nút còn sau nút là nhiệm vụ của mạng lưới giao thông khác để giải phóng lượng giao thông đã vượt qua hầm chui.
Do đó, hoàn toàn không phải lỗi của hầm chui và không phải do vấn đề đặt hướng sai mà giải pháp cho hầm chui cơ bản đã hợp lý vì không còn cách nào khác.
PV: Thiết kế hầm hiện hữu và sắp tới, các hầm chui đều trên hướng cửa ngõ vào trung tâm, làm cho luồng xe đổ dồn vào trung tâm nhanh hơn. Theo ông, điều này có hợp lý không?
PGS.TS. Hồ Anh Cương: Bản thân chúng tôi cũng tự đặt câu hỏi là tại sao cho vào nhiều để tắc hơn nhưng nếu không có hầm chui thì người dân vẫn phải vào trung tâm thành phố. Chúng ta cần quan tâm đến bài toán rộng là quy hoạch giao thông đô thị, quy hoạch các khu chức năng đô thị theo đúng chuẩn, giãn dân, giảm nơi phát sinh giao thông, nhưng nơi có nhiều đến đưa ra ngoài thành phố theo đúng quy hoạch.
Từ đó giảm lưu lượng cần vào trung tâm thành phố, mà khi giảm đi rồi thì chúng ta không cần nghĩ tới việc làm hầm chui hay cầu vượt.
Còn khi người dân vào quá nhiều thì chúng ta tìm giải pháp chữa cháy mà xây hầm thì tắc vẫn tắc nên chúng ta cho là nó không có tác dụng.
PV: Vậy, hầm chui liệu có phải giải pháp tối ưu để giảm ùn tắc ở các nút giao đồng mức hay không khi chi phí đầu tư lớn mà hiệu quả giảm ùn tắc còn hạn chế?
PGS.TS. Hồ Anh Cương: Nút giao thông hầm chui chỉ có một hướng là giải pháp đơn giản nhất trong các giải pháp giao thông khác mức nhưng nó phù hợp đặt trong đô thị chật hẹp. Còn nếu chúng ta làm tốt quy hoạch ngay từ đầu thì đến bây giờ không cần loay hoay phương án làm cầu vượt hay hầm chui mà có các giải pháp khác tốt đẹp hơn rất nhiều.
Nhưng đó là với đô thị mới, thành phố mới còn như chúng ta hiện này đành chọn giải pháp nào phù hợp nhất, thì việc đặt các hầm chui theo hướng xuyên tâm trong vành đai 3 về cơ bản phù hợp với điều kiện đô thị.
PV: Xin được cảm ơn ông!
VOV Giao thông
- Cô gái gây tranh cãi khi tuyên bố ‘hạn chế chơi với người bỏ chồng’
- Chiêm ngưỡng diện mạo Văn Miếu – Quốc Tử Giám hơn 100 năm trước
- Xe chưa dán thẻ ETC vào cao tốc Hà Nội – Hải Phòng bị áp mức phạt nào?
- Vỡ giấc mộng làm giàu từ “ôm đất” rồi ôm nợ vì tư tưởng “1 vốn 4 lời”
- Số phận trái ngược của 2 bộ phim điện ảnh do Nhà nước đặt hàng