Với 5.000 gốc cà chua Đà Lạt ghép trên cây cà tím Nhật, HTX Rau Công nghệ cao Bản Mé, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã thu hoạch được hơn 15 tấn quả mỗi vụ.
Cà chua trái vụ hợp với đồng đất Điện Biên
Ông Hoàng Giang, Chủ nhiệm HTX Rau Công nghệ cao Bản Mé, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) cho biết: Cây cà chua Đà Lạt ghép sử dụng bộ rễ của cây cà tím Nhật nên cây rất khỏe, sinh trưởng phát triển tốt, chịu được ngập úng, kháng bệnh héo rũ vi khuẩn, bệnh xoăn lá tốt hơn so với cà chua không ghép.
Đối với giống cà chua ghép này quả dễ đậu, sai quả, quả lại to đều, kháng được bệnh héo xanh ở cà chua. Dù là cà chua trồng trái vụ nhưng ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, cây dễ chăm sóc. Giống cà chua truyền thống sẽ cho thu hoạch kéo dài khoảng 3 tháng, nhưng với giống cà chua ghép thì phải 6 tháng mới thu hoạch hết quả.
Chất lượng quả vẫn đảm bảo về cả số lượng cũng như chất lượng. Quả cà chua to, chín đều, nhiều bột, ăn có lẫn vị ngọt.
Theo kinh nghiệm thâm canh 6 năm qua của HTX, ông Giang cho biết thêm: Quy trình trồng và chăm sóc cà chua ghép khá đơn giản. Cây cà chua ghép giai đoạn mới trồng sinh trưởng phát triển chậm, giai đoạn bắt đầu ra hoa cây phát triển rất nhanh, thời kỳ này cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng qua phân bón cho cây.
“Trong các giai đoạn sinh trưởng của cây, chúng tôi dùng phân Lâm Thao cùng các chế phẩm sinh học khác bổ sung chất dinh dưỡng, giúp cây khỏe, ra nhiều quả, quả to và chín đều” – ông Giang nói.
Trung bình mỗi gốc cà chua ghép cho thu hoạch khoảng 4kg quả/gốc. Với 5.000 gốc cà chua trên diện tích 3.500 m2, thu hoạch liên tiếp trong 6 tháng có thể đạt sản lượng khoảng 15 tấn quả, với giá bán tại vườn dao động từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng/kg tùy thời điểm.
Nông dân Điện Biên bội thu nhờ mạnh dạn chuyển đổi sản xuất
Cây cà chua sinh trưởng và phát triển bình thường trong điều kiện nhiệt độ từ 18 – 29 độ C. Cà chua có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là trên đất phù sa trung tính pH = 6 – 7, chủ động được nguồn nước. Cây cà chua trái vụ có thời gian thu hoạch dài, từ tháng 8 năm trước đến tháng 3 năm sau, năng suất ước đạt 70 – 80 tấn/ha/vụ.
“Như vậy, vụ thu đông, nếu trồng cà chua trái vụ sẽ cho năng suất, giá trị cao hơn gấp 2 – 3 lần so với cà chua chính vụ, mang lại thu nhập đáng kể cho người nông dân. Muốn cây cà chua cho năng suất cao, chúng tôi dùng phân NPK Lâm Thao bón lót, bón thúc cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây” – ông Hoàng Giang, Chủ nhiệm HTX Rau Công nghệ cao Bản Mé cho biết thêm.
Giai đoạn bón lót sẽ giúp cung cấp nguồn thức ăn cho cây trước khi gieo trồng tạo điều kiện cho rễ cây trong quá trình sinh trưởng có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất, tạo nền móng vững chắc cho cây phát triển.
Bón thúc vào các giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa kết quả, giai đoạn quả non giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cây khỏe, ra nhiều quả, và quả to, chín đều. Trong giai đoạn thu hoạch, trung bình 10 đến 15 ngày bà con xã viên của HTX sẽ tiến hành bón thúc 1 lần.
Trong giai đoạn thu hoạch, trung bình 10 đến 15 ngày, xã viên HTX dùng phân Lân NPK Lâm Thao bón thúc1 lần, giúp bổ sung chất dinh dưỡng, cho cây khỏe, quả chín đều. Ảnh: Thu Hường
Qua thực tế sản xuất, mô hình thâm canh cà chua của HTX đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với việc trồng các loại cây hoa màu khác. Thời gian tới, HTX sẽ mở rộng mô hình trồng cà chua ghép, hay một số giống cây trồng trái vụ khác cho các xã viên phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- 4 thói quen “lạ đời” chỉ có ở trẻ thông minh: Hãy xem con bạn có những thói quen này không nhé
- Mua đất cho em trai ở riêng, nhưng bố mẹ không chịu sang tên sổ đỏ cho vợ chồng tôi
- Nhà đất quay đầu hạ nhiệt, còng lưng gánh lãi vỡ mộng "mua nhà trên giấy"
- Xin phép về 49 ngày bố đẻ mà bố chồng không cho, em nói thẳng: Khi bố khuất núi đừng mong con về
- Cho vay tiền một lần, rồi bạn sẽ hiểu: Vay tiền thấu lòng người, trả tiền thấu nhân cách