Dù đã từng thất bại dẫn tới vỡ nợ vì nuôi lợn siêu nạc nhưng ông chủ trại lợn vùng biên Trần Đình Ngọc vẫn ‘chứng nào tật nấy’. Nhưng đúc kết từ lần thất bại anh đã tìm ra bí quyết nuôi lợn thu lãi nửa tỷ đồng/năm dù giai đoạn hiện nay giá lợn đang giảm mạnh.
Bài học từ thất bại nuôi lợn siêu nạc
Sinh ra và lớn lên tại làng Xiềng, xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông, ngay từ nhỏ, anh Trần Đình Ngọc đã nuôi ước mơ làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương, vừa để nuôi sống gia đình, vừa mong mở mang kinɦ tế cho bà con dân bản. Sau thời gian tích luỹ thêm vốn liếng từ nghề xây dựng, được cha mẹ để lại diện tích đất vườn rộng, anh Ngọc bàn với vợ là chị Vi Thị Lá xây dựng trang trại nuôi lợn.
Số tiền gần 20 năm lăn lộn, chắt lót cùng vay mượn từ bạn bè, người thân, anh đầu tư xây dựng 2 khu trại chăn nuôi lợn công nghiệp; mua con giống, thức ăn… với tổng vốn bỏ ra gần 2,5 tỷ đồng. “Khác với nuôi quy mô nông hộ, nhỏ lẻ nếu bán sỉ không được thì bán lẻ, ɠiết ṁổ rồi bán thịt. Còn nuôi quy mô dăm bảy trăm con, nếu ế thì chỉ có thua lỗ, nợ nần”.
Và không nằm ngoài những dự liệu đó của anh, thời điểm anh chăn nuôi, giá thức ăn tăng vùn vụt, trong khi lợn đã đạt trọng lượng mà không thể xuất chuồng do thị trường ế ẩm.
“Càng để càng lỗ vì mỗi ngày 600 con lợn “ngốn” hết cả hàng chục triệu đồng tiền thức ăn. Cuối cùng, tôi phải “bán quạ” cả đàn cho một thương lái 300 triệu đồng, lỗ trắng 1,2 tỷ đồng”, anh Ngọc cho biết. Để có tiền trả nợ, anh quay lại nghề xây dựng trước đó để kiếm tiền trả nợ. Tuy nhiên, anh vẫn nung nấu ý định quay lại nghề chăn nuôi lợn. Năm 2019, khi thị trường lợn hơi khởi sắc, anh quyết định quay lại làm kinɦ tế từ trang trại chăn nuôi lợn.
Bí quyết nuôi lợn thắng lớn bỏ túi nửa tỷ/năm
Rút kinh nghiệm từ thất bại lần đầu, đợt này, anh đầu tư hệ thống tự động hoá từ khâu ăn uống, tắm và vệ sinɦ chuồng trại, nhờ đó tiết kiệm sức lao động, giảm chi phí nhân công. Theo tính toán của anh, tổng thời gian chăm sóc đàn lợn gần 400 con của hai vợ chồng anh chỉ gói gọn trong 5-6 tiếng đồng hồ/ngày.
Hiện trang trại chăn nuôi của anh Ngọc vận hành theo quy trình khép kín, từ nguồn con giống đến xuất bán lợn thịt. Anh đã đầu tư 4 con lợn giống ông bà và 42 con lợn nái, ngoài việc chủ động nguồn giống để chăn nuôi “gối vụ”, quản lý dịch bệnh tốt hơn còn giảm được chi phí đầu vào, đảm bảo chăn nuôi có lãi. Nhờ đó, trong thời điểm giá lợn hơi bấp bênh, giá thức ăn neo cao song mỗi năm xuất bán 2 lứa lợn, anh vẫn thu lãi 300-500 triệu đồng/lứa. Năm nào lợn được giá, anh “bỏ túi” 600-700 triệu đồng.
Từ thành công của bản thân, chủ trang trại lợn vùng biên này đang có kế hoạch mở rộng quy mô chuồng trại, nâng tổng đàn lên đến 700-800 con lợn thịt và 100 con lợn nái.
Ngoài ra, anh cũng dự kiến sẽ xây dựng các mô hìnɦ gia trại vệ tinh cho các hộ có điều kiện chăn nuôi, có ý chí làm giàu tại địa phương tham gia. Theo đó, anh sẽ hỗ trợ, cung cấp con giống; hướng dẫn kỹ thuật và thu mua lợn thịt cho bà con.
“Với mô hình này, thứ nhất là tạo điều kiện cho bà con phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập; thứ 2 là tạo liên kết trong chăn nuôi để giảm chi phí đầu vào khi cùng chung mua thức ăn, vật tư thú y; tạo đầu ra ổn định, tránh tư thương ép giá. Nếu quy mô lớn, đảm bảo số lượng thì việc hướng đến xuất khẩu lợn sang thị trường các nước láng giềng là rất khả quan”, anh Ngọc cho biết.
Thương hiệu & Sản phẩm
- Bà mẹ cho con bú sữa mẹ đến tận năm 9 tuổi: Người khuyến khích, kẻ cáo buộc đó là "hành vi 𝐛ệ𝐧𝐡 𝐡𝐨ạ𝐧"
- Trang trại "bỏ phố về quê" 50.000 m2 khiến tôi stress
- Thanh Hương bật khóc tiết lộ lý do ly hôn: “Tôi là người có lỗi nhiều hơn…”
- Điểm mặt chỉ tên 8 thói quen khiến cuộc đời bạn xuống giá
- Thanh Hóa: Nuôi con hí húi nhai mía lột xột ở góc tối, ông nông dân bán làm đặc sản lãi nửa tỷ