Tôi chưa bao giờ nghĩ đó là bất công, hàng tháng vẫn gửi tiền về biếu bố mẹ.
Gia đình tôi có năm chị em, chị gái đầu, đến tôi là trai trưởng, sau đó còn hai em trai và một em gái.
Trong năm chị em, chỉ có tôi học hành đến nơi đến chốn, còn lại làm nông. Việc học do bản thân tôi tự nỗ lực. Cha mẹ cũng chỉ nuôi tôi ăn học hai đầu, còn ba năm sau tôi tự đi làm để lấy tiền đi học.
Sau khi tôi tốt nghiệp, đi làm, em út, sinh năm 1982, xuống Sài Gòn để học công nhân kỹ thuật. Lúc này, tôi phải có trách nhiệm lo cho em. Tôi đã nuôi em út ba năm. Một năm đầu, em học bổ túc, do quậy phá nên bị đuổi. Sau đó, em đi học nghề hai năm. Lúc đi thực tập cũng do phá mà bị đuổi học. Cuối cùng, em lại về quê và sau đó lấy vợ, được mẹ tôi chia cho một mảnh vườn và làm nhà cho luôn. Hiện nay mảnh vườn đó có giá khoảng hai tỷ đồng.
Còn về người em trai kế tôi thì đã được cha mẹ tôi sang tên cho mảnh vườn mà cha mẹ đang ở. Về phần chị gái khi đi lấy chồng đã được cấp cho một mảnh vườn riêng, còn em gái thì chỉ được cho một miếng đất vừa đủ làm nhà.
Khi cưới vợ, tôi cũng phải tự lo. Cha mẹ nói rằng đã nuôi tôi ăn học, còn hai em trai ở nhà làm nông. Nhưng thực tế do các em không ai chịu đi học. Còn bản thân tôi học đuọc là do tự nỗ lực, phải đi làm thêm để kiếm tiền.
Nhưng tôi cũng chưa bao giờ có ý nghĩ đó là sự bất công. Tôi luôn tự nỗ lực và vẫn làm tròn trách nhiệm của người con. Đến nay, cha mẹ tôi già yếu, không còn sức lao động và không có tiền dưỡng già. Hai cụ vẫn phải lao động để kiếm sống.
Cha mẹ tôi có hai miếng đất, một đã sang tên cho em trai kế tôi, một giao cho em trai út canh tác và cũng công bố cho em út, hiện nay giá trị mỗi miếng đất có giá vài tỷ. Nhưng hai người em không ai chu cấp cho đồng nào, mặc dù em trai kế tôi sống cùng trong nhà nhưng ăn riêng. Còn tôi, ít nhiều hàng tháng vẫn gửi tiền về chu cấp thêm cho cha mẹ.
Nhiều người vì cha mẹ chia tài sản không đều mà buồn lòng, cho rằng mình thiệt thòi. Nhưng theo tôi, cha mẹ như nào đó là quyền của cha mẹ, còn mình là con, cứ thực hiện đúng nghĩa vụ trước đã. Không nên vì tài sản riêng của cha mẹ mà hậm hực, ganh ghét rồi đối xử tệ bạc với gia đình.
- 12 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài
- “Siêu dự án” vành đai 4 Hà Nội sau 1 năm thi công
- Chủ động “làm thân” với Phương Oanh, bà xã Công Lý bị chê “thấy sang bắt quàng làm họ”
- “Khắc cốt ghi tâm” lời cha dạy: Có 3 kiểu gia đình chớ nên làm dâu, suy nghĩ thật kỹ khi đưa ra quyết định
- Con trai cao 1,83m của Hồng Vân học ở Mỹ về Việt Nam làm Phó Giám đốc