Ông Kiều Văn Dung – tỷ phú nông dân ở bản Sen Đông (xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu) nhẹ nhàng “đút túi” hơn nửa tỷ đồng/năm với đàn trâu, bò hơn 100 con vừa nuôi sinh sản, vừa vỗ béo bán ra thị trường.
Trang trại của ông Dung là mô hình tiêu biểu về chăn nuôi gia súc tỉnh Lai Châu, nằm tít trên lưng đồi, tách biệt hẳn với khu dân cư. Trại nuôi trâu, bò được ông Dung xây dựng khá khoa học và bài bản.
Được xây dựng trên diện tích chừng 2.000m2, với hệ thống cột bê tông, kèo sắt, mái lợp proximang và tường xây bao quanh, trang trại không xây kín tường xung quanh, mà chỉ xây cao hơn 1m, rồi quây lưới, đảm bảo độ thông thoáng cho chuồng nuôi.
Trại nuôi trâu, bò của gia đình ông Dung gồm 2 dãy chuồng đối diện nhau, được ngăn cách bởi lối đi. Nền chuồng nuôi được đổ bê tông, tiện cho việc dọn dẹp vệ sinh. Chất thải của trâu, bò mỗi ngày, được ông Dung thu gom vào hầm bioga.
Cách đây chừng 7 năm, tôi đã bắt đầu nuôi trâu, bò. Trước khi chuyển sang nuôi trâu, bò tôi chuyên bán thức ăn chăn nuôi. Đi nhiều nơi, gặp nhiều người, thấy họ nuôi trâu, bò hiệu quả kinh tế cao, nên tôi quyết định chuyển hướng. Thời gian đầu, gia đình tôi cũng chỉ nuôi 30 – 40 con trâu, bò thôi, sau đó tăng đàn dần dần, ông vui vẻ chia sẻ.
Qua câu chuyện với ông Dung, được biết: Những năm trước, gia đình ông Dung xây dựng chuồng trại nuôi trâu, bò ở trong khu dân cư. Để không ảnh hưởng đến bà con hàng xóm, năm 2021, ông Dung quyết định ra khu vực này, san gạt mặt bằng, xây dựng trại chăn nuôi trâu, bò tập trung.
Lúc đó, đàn trâu, bò nhà ông cũng không nhiều như giờ. Hiện, trại chăn nuôi nhà ông Dung có hơn 100 con trâu, bò, trong đó có 60 con nuôi sinh sản. Số trâu, bò còn lại là ông Dung nuôi vỗ béo bán ra thị trường.
Chỉ tay về phía đồi cỏ voi xanh tốt, rộng mênh mông, ông Dung hồ hởi khoe: “Đồi cỏ voi này rộng hơn 6ha. Tôi thuê lại đất của người dân để trồng cỏ voi đấy. Nó chính là nguồn thức ăn chủ yếu cho đàn trâu, bò của gia đình. Nếu không chủ động được nguồn thức ăn cho trâu, bò thì khó có thể trụ được khi chăn nuôi quy mô như thế này.
Đều đặn mỗi ngày 2 bữa tôi cho đàn trâu, bò ăn cỏ voi. Ngoài ra, tôi còn chúng ăn bổ sung sắn khô và ít cám gạo ngâm trộn với bã đậu vào buổi tối. Chăm sóc như vậy thì đàn trâu, bò nhà tôi mới béo khỏe, mập mạp như thế này”.
Chăn nuôi trâu, bò tập trung với quy mô lớn cần phải chú trọng tới khâu phòng, chống dịch bệnɦ. Ngoài việc thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe của đàn trâu, bò mỗi ngày, ông Dung còn tiêm các loại vaccine phòng bệnɦ cho chúng. Cứ định kỳ 6 tháng 1 lần, ông Dung lại tiêm vaccine phòng các loại bệnɦ cho đàn trâu, bò của gia đình.
Bên cạnh việc tiêm vaccine phòng dịch bệnɦ cho đàn trâu, bò, ông Dung ngày nào cũng tiến hành dọn vệ sinh chuồng trại 2 lần. Nhờ đó, chuồng trại chăn nuôi của nhà ông luôn đảm bảo sạch sẽ, hạn chế dịch bệnɦ xảy ra với đàn trâu, bò.
Cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, đàn trâu, bò nhà ông Dung sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. Ông Dung thường giữ lại nuôi gột số bê, nghé khi trâu, bò mẹ sinh sản, sau đó vỗ béo bán ra thị trường. Với những con đủ tiêu chuẩn làm lái, thì ông giữ lại để nhân đàn. Ngoài giữ lại nuôi số bê, nghé đó, ông Dung còn mua thêm trâu, bò ở ngoài về vỗ béo, khi được giá lại bán ra thị trường.
Mỗi năm bán ra thị trường trên dưới 50 con trâu, bò thương phẩm, ông Dung thu hơn 1 tỷ đồng. Trừ chi phí nhân công, thức ăn, tɦuốc men, mỗi năm ông Dung nhẹ nhàng “đút túi” hơn nửa tỷ đồng.
Dân Việt
- Bầu Đức kể về 6 năm gian khổ nhất của cuộc đời: “Lặn sâu” chỉ dám qua lại với vài “người bạn tào lao”, tránh mặt người trong giới kinh doanh
- Thanh niên Việt có mặt ở Siam Paragon (Thái Lan): “Cảm giác sống còn trong gang tấc khi ‘đạn sượt qua người’”
- Cha mẹ cũng tránh mắng con vào 6 thời điểm sau: Ranh giới giữa việc "hối lỗi và bất mãn" cực kỳ mong manh
- Người đi bộ vi phạm luật giao thông bị xử phạt như thế nào?
- Bỏ việc ở phố về quê: Dành thời gian bầu bạn cùng cha mẹ là quyết định "đúng đắn" nhất cuộc đời!