Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
126 lượt xem

Nghệ An: Đóng hộp loài đặc sản mang đi bán ra nước ngoài, người phụ nữ tài ba có doanh thu 12 tỷ/năm

Chị Trần Thị Hà Nhung (TP. Vinh, Nghệ An) đã có bước đi táo bạo khi chế biến ra các món ăn từ lươn rồi đóng hộp xuất khẩu khắp thế giới. Mỗi tháng doanh nghiệp thu mua khoảng 40 tấn lươn cho bà con nông dân, đạt doanh thu khoảng 12 tỷ đồng/năm.

Nâng tầm cho món đặc sản quê nhà

Sinh ra và lớn lên tại phường Cửa Nam, thành phố Vinh, vị lươn đồng đã quá nỗi quen thuộc với chị Trần Thị Hà Nhung (SN 1986). Ý tưởng sản xuất món cháo lươn và các sản phẩm từ lươn rồi đóng hộp xuất khẩu của chị Nhung xuất phát từ tình yêu quê hương, muốn đem hương vị món đặc sản đi khắp nơi để nâng tầm giá trị.

Năm 2015, Trần Hà Nhung chế biến lươn đồng đông lạnh để cung cấp cho người thân, người Nghệ xa quê và các nhà hàng, khách sạn ở các địa phương trong nước. Lúc đó, Nhung chỉ làm đủ cung cấp theo đơn đặt hàng nhỏ lẻ, có thêm thu nhập để nuôi con.

Đã buôn bán các mặt hàng online từ rất lâu, rất nhiều khách đặt hàng lươn đồng, từ đó chị Nhung bắt đầu tìm hiểu thêm về phương thức bảo quản, phương thức chế biến, bảo quản để lươn đồng có thể đến tận tay khách hàng mà vẫn giữ được hương vị truyền thống.

Nhận thấy thị trường rộng mở, nhu cầu tăng, yêu cầu của khách hàng cũng đa dạng hơn và bất cập nhất là món lươn đông lạnh khó trong bảo quản và vận chuyển, khi đến tay khách hàng thì đã không còn “chuẩn vị” ban đầu, để thưởng thức, khách vẫn phải nấu nướng. Do đó, Nhung ấp ủ cho việc ra đời một sản phẩm lươn đóng gói, ăn liền…

Đến năm 2020, sau 3 năm ấp ủ, tìm tòi, thử nghiệm sản phẩm súp lươn, miến lươn và cháo lươn ăn liền đóng gói ra đời. “Khởi nghiệp từ lươn – món ngon nức tiếng của xứ Nghệ em gặp không ít khó khăn. Thứ nhất, đã là đặc sản nên có vị riêng biệt, đặc trưng khi chuyển từ món lươn tươi sang lươn đóng gói, ăn liền thì làm sao giữ được “trọn vị” là điều không đơn giản. Thứ hai, thị hiếu của người tiêu dùng chưa quen với sản phẩm lươn khô, lươn đóng gói. Do đó, để chinh phục thị trường là điều không hề dễ dàng”, Trần Hà Nhung chia sẻ.

“Được các chuyên gia giúp đỡ, tiêu chí đưa ra là quy trình sản xuất không chất bảo quản, không chất tạo màu, nhưng làm sao vừa giữ được hương vị của lươn đồng xứ Nghệ, làm sao có thể bảo quản được lâu? Chúng tôi phải mất gần 5 tháng thử nghiệm mới có thể hoàn chỉnh công thức và quy trình chế biến, sau đó mới có được những sản phẩm hoàn thiện đầu tiên”, chị Trần Thị Hà Nhung chia sẻ.

Hiện nay, Trần Thị Hà Nhung đã thành lập Công ty TNHH phát triển thực phẩm NAP và đảm nhận vai trò giám đốc. Những sản phẩm chủ lực của công ty gồm: Xúp lươn, miến lươn dạng ly và tô, cháo lươn dạng ly và dạng gói bắt đầu ra thị trường.

Công ty TNHH phát triển thực phẩm NAP được thành lập, cô gái tuổi hổ Trần Thị Hà Nhung làm giám đốc. Những sản phẩm chủ lực của công ty gồm: Xúp lươn, miến lươn dạng ly và tô, cháo lươn dạng ly và dạng gói bắt đầu ra thị trường.

“Nhanh chóng, tiện lợi, dù ở bất kỳ đâu trên mọi miền tổ quốc vẫn có thể được thưởng thức hương vị lươn đồng xứ Nghệ vẹn nguyên vị truyền thống. Sản phẩm của công ty cũng được chứng nhận OCOP 3 sao nên khách hàng rất tin tưởng. Bên cạnh đó, nhờ nền tảng các kênh bán hàng online hoạt động từ trước nên sản phẩm của công ty được khách hàng đón nhận, đánh giá rất cao”, chị Hà Nhung chia sẻ.

Từ chỗ chỉ đưa sản phẩm ra nước ngoài với hình thức hàng xách tay, Công ty đã ký kết với đối tác xuất khẩu. Tháng 11 năm 2021, Công ty có đơn hàng đầu tiên xuất khẩu sang Australia với tổng số lượng là 4 container. Đây là đơn hàng lớn nhất mà công ty ký kết, với tổng giá trị hơn 10 tỷ đồng.

Đến năm 2022, công ty lại tiếp tục ký kết đơn hàng xuất khẩu sang Nhật Bản. Hiện nay có những tháng, công ty nhập về hơn 40 tấn lươn tươi để chế biến, đạt doanh thu hơn 12 tỷ đồng/năm.

Từng mất trắng 10 tỷ đồng

Năm 2021, khi công ty bắt đầu đi vào hoạt động ổn định, bất ngờ một vụ hỏa hoạn xảy ra thiêu rụi toàn bộ nhà xưởng, dây chuyền máy móc, trang thiết bị, xe vận chuyển… khiến chị Hà Nhung mất trắng khoảng 10 tỷ đồng. Đó cũng là toàn bộ số tiền vay mượn, tích góp sau bao năm kinh doanh, buôn bán. Bỗng chốc trắng tay còn ôm thêm nợ khiến nữ giám đốc suy sụp.

“Quãng thời gian này em nghĩ mình không thể vượt qua. Có những lúc chỉ ngồi khóc một mình, không muốn nói chuyện với ai. Phải mất gần một tháng sau tâm lý em mới ổn định lại. Lúc này em nghĩ, sản phẩm của mình được nhiều khách hàng ủng hộ, hệ thống bán hàng đang chạy rất tốt, tại sao mình không làm? Vậy là em liều vay thêm vốn bắt đầu tái thiết lại”, chị Hà Nhung chia sẻ về thời điểm khó khăn nhất.

Bài viết cùng chủ đề: