Lá tía tô không chỉ là một gia vị mà còn được coi là một vị thuốc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Uống nước lá tía tô có tác dụng gì?
1. Chống ngộ độc thức ăn
Ngộ độc thức ăn là tình trạng nhiều người gặp phải. Ngộ độc nặng có thể nhập viện cấp cứu nhưng ngộ độc nhẹ hoàn toàn có thể tự chữa trị tại nhà. Uống nước lá tía tô có thể giúp bài trừ phần nào chất độc tích tụ trong cơ thể, đồng thời cung cấp một số chất dinh dưỡng để bù đắp chơ cơ thể.
2. Giải cảm
Giải cảm bằng lá tía tô là phương pháp được người Việt Nam sử dụng từ nhiều đời nay. Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, được hiểu là thuốc giải cảm được sử dụng để điều trị các triệu chứng ngoại cảm ở các giai đoạn đầu của bệnh.
Có nhiều cách để dùng lá tía tô giải cảm như nấu cháo với lá tía tô, uống nước lá tía tô, xông cơ thể bằng nước lá tía tô… Nên uống nước lá tía tô khi còn ấm nóng để đem lại hiệu quả tốt nhất.
3. Hỗ trợ điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa
Rất nhiều người mắc phải tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa khắp cơ thể, việc chữa trị khỏi tận gốc chứng bệnh này cũng gặp nhiều khó khăn. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn có thể thường xuyên uống nước lá tía tô, kết hợp với việc đắp lá tía tô giã nát vào chỗ mẩn ngứa, từ đó giảm đáng kể việc ngứa ngáy, khó chịu.
4. Hỗ trợ chữa bệnh gout
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những hợp chất trong lá tía tô có thể làm giảm đi đáng kể enzym xanthin oxidase vốn là nguyên nhân hình thành acid uric trong máu và gây ra bệnh gout. Ngoài ra, nước lá tía tô còn giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn khi bị mắc bệnh, làm bệnh nhân dễ chịu hơn trong sinh hoạt.
5. Điều trị các chứng bệnh về dạ dày
Hai hoạt chất có tên là glucosamine và tanin có trong tía tô có tác dụng chống viêm nhiễm, tăng cường khả năng làm lành vết thương và liền sẹo khi bạn gặp tổn thương về dạ dày. Do đó, uống nước lá tía tô giúp điều trị các bệnh về dạ dày hiệu quả.
6. Hỗ trợ điều trị hen suyễn
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy lá tía tô có khả năng giúp cải thiện chức năng phổi ở những người bị bệnh hen suyễn.
7. Hỗ trợ chống lại dị ứng và viêm nhiễm
Nhờ vào các hoạt chất có lợi có trong nước lá tía tô như quercetin, perilla, luteolin, acid rosmarinic… sẽ giúp ngăn chặn cực kỳ hiệu quả tình trạng dị ứng và viêm nhiễm đang xảy ra trong cơ thể của bạn.
8. Giảm ho và đau họng
Uống nước lá tía tô kết hợp với bạc hà sẽ giúp long đờm, giảm sưng đau họng. Tuy nhiên chỉ nên dùng cách này khi mà tình trạng bệnh của bạn vẫn còn nhẹ, còn bị nặng hơn sẽ không mang lại nhiều tác dụng.
Lưu ý khi sử dụng lá tía tô
– Uống nước lá tía tô quá nhiều trong một thời gian dài có thể khiến bạn bị tăng huyết áp và ảnh hưởng tới hệ tim mạch.
– Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô.
– Không nên sử dụng lá tía tô khi bị tiêu chảy.
– Đối với nhiều người, tinh dầu tía tô có thể gây ra dị ứng nếu sử dụng trực tiếp trên da. Hãy thử một lượng nhỏ trên da tay, nếu không thấy ửng đỏ, ngứa ngáy, sưng hoặc phát ban thì mới sử dụng tiếp.
– Sau khi sử dụng tinh dầu tía tô trên da, chờ ít nhất một giờ mới được ra nắng cũng như tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
- Ôm đất cứ nghĩ mình giàu, nhưng thị trường "đóng băng" là lao đao, phá sản
- Chuyện làng Việt: "Bồi hồi nhớ lại mùa lạc năm xưa…"
- 7 thói quen của người phụ nữ xinh đẹp, làm được 3 điều cũng giúp nhan sắc thăng hạng từng ngày
- 5 thói quen tốt giúp trẻ phát triển toàn diện
- Phong trào độ xe bán tải Ford Ranger đời mới vẫn không hạ nhiệt dù đăng kiểm đang cực khó, đẹp là được, chuyện còn lại tính sau