Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
380 lượt xem

Trở ngại mặt bằng khiến hai dự án gần 8.500 tỉ đồng ở Hà Nội nguy cơ vỡ tiến độ

Tháng 10.2023, Hà Nội khởi công sự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc đại lộ Thăng Long đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình.

Công trình dài 6,7km, mặt cắt ngang 120 – 180m với tổng mức đầu tư 5.249 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành sau 3 năm.

Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, việc thực hiện đầu tư dự án sẽ từng bước hoàn chỉnh toàn bộ đường cao tốc Hà Nội – Hòa Bình; phát triển mở rộng Thủ đô về phía Tây, đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng nhanh; là động lực phát triển đô thị vệ tinh Hòa Lạc và chuỗi đô thị vệ tinh phía Tây…

aa
Công trường dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình, cuối tháng 4.2024. Ảnh: Hữu Chánh

Theo ghi nhận của Lao Động, sau 7 tháng khởi công, dự án đường nối đại lộ Thăng Long đến cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình mới bắt đầu đợt thi công những hạng mục đầu tiên (thuộc địa bàn xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất).

Ông Đỗ Việt Hưng – Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội (chủ đầu tư) – cho biết, tuyến đường cao tốc đại lộ Thăng Long đến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình được triển khai với tổng diện tích thu hồi, giải phóng mặt bằng khoảng 105,8ha.

Theo kế hoạch, tháng 4 vừa qua, địa phương đã phải bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Tuy nhiên đến hiện tại, đơn vị mới nhận được khoảng 7/105ha, chiếm chưa đến 7% diện tích mặt bằng thi công.

“Công tác giải phóng mặt bằng của huyện phê duyệt đã chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch” – ông Đỗ Việt Hưng nói.

aaa
Sau 7 tháng khởi công, dự án mới bắt đầu thi công những hạng mục đầu tiên. Ảnh: Hữu Chánh

Hồi cuối tháng 3, đơn vị mới có thể bắt đầu đợt thi công đầu tiên đối với hạng mục cầu vượt sau khi nhận được huyện Thạch Thất bàn giao mặt bằng.

Với khối lượng mặt bằng dự án lớn, ông Hưng lo ngại, nếu không sớm được bàn giao, rất khó để đảm bảo tiến độ dự án được hoàn thành vào năm 2026 như UBND TP Hà Nội yêu cầu.

Cách đó hơn 40km, dự án xây dựng đường nối cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ với Vành đai 3 dài 3,4km, vốn đầu tư 3.200 tỉ đồng kỳ vọng giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại cửa ngõ phía Nam cũng trong tình trạng tương tự.

Sau 10 tháng từ ngày khởi công, dự án chủ yếu được thi công trên phần đất tiếp giáp với cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ (Thanh Trì) và Vành đai 3 (Hoàng Mai). Tại đây, nhà thầu thi công mới chỉ hoàn thiện được một số trụ cầu.

aaa
Phương tiện ùn tắc dài hàng km, cạnh đó là công trường dự án đầu tư xây dựng tuyến đường nối cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ với Vành đai 3. Ảnh: Hữu Chánh

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội (chủ đầu tư) cho biết, theo phương án vừa được đưa ra giữa các bên, tới tháng 6.2024, huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai mới bắt đầu bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thực hiện dự án.

Diện tích thu hồi thực hiện dự án của huyện Thanh Trì là đất công và đất nông nghiệp. Trên địa bàn quận Hoàng Mai có hơn 110 hộ dân bị thu hồi đất phục vụ dự án.

sss
Dự án mới chỉ thi công hoàn thiện một số trụ cầu ở điểm đầu dự án (đoạn nút giao với cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ). Ảnh: Hữu Chánh

Ông Nguyễn Chí Hiếu – Chỉ huy trưởng Gói thầu số 1 dự án – cho biết, từ ngày khởi công đến nay, do không có mặt bằng nên các nhà thầu chỉ thi công cầm chừng tại các nút giao của dự án.

“Các nhà thầu đã cam kết với chủ đầu tư thời gian thi công dự án trong vòng 760 ngày, với điều kiện phải có mặt bằng. Nếu không được bàn giao mặt bằng kịp thời, toàn bộ máy móc của nhà thầu phải tạm dừng hoạt động” – ông Hiếu lo ngại.

Để tuyến đường “giải cứu” cửa ngõ phía Nam hoàn thành đúng tiến độ, chủ đầu tư và nhà thầu mong muốn UBND TP Hà Nội chỉ đạo huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai sớm giải phóng mặt bằng để có quỹ đất sạch thực hiện dự án.

Bài viết cùng chủ đề: