Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
292 lượt xem

Bị lấn đất, có thể căn cứ sổ đỏ để đòi lại không?

Tôi nhận chuyển nhượng mảnh đất thuộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, sau đó phát hiện 1/10 diện tích đã bị chủ đất kế bên lấn mất.

Người bán đất cho tôi (sản xuất sử dụng đất 15 năm qua) cũng mua lại từ người khác nhưng trước đó không sang tên, chỉ giữ giấy mua bán tay kèm sổ đỏ. Khi bán cho tôi họ mới nhận uỷ quyền để ký hợp đồng chuyển nhượng.

Theo Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) thì phần diện tích của tôi bị chủ đất bên kia lấn chiếm. Nhưng họ lại đưa ra bản đồ của một dự án mới đo đạc lại (đo sau khi hai bên có tranh chấp) và cho rằng “tôi lấn đất họ một ít”. Trong trường hợp này tôi có thể căn cứ theo GCNQSDĐ để khởi kiện nhằm bảo vệ quyền lợi của mình không?

Độc giả Thanh Hoa

Luật sư tư vấn

Thứ nhất, về hiệu lực của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bạn và người đã mua lại đất, hợp đồng này vẫn có hiệu lực nếu nội dung ủy quyền phù hợp và đáp ứng điều kiện về mặt hình thức (lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực đầy đủ theo quy định của pháp luật).

Thứ hai, về việc bị lấn chiếm đất. Theo thông tin bạn cung cấp đang có sự mâu thuẫn về sơ đồ, diện tích đất giữa GCNQSDĐ và Bản đồ đo đạc mới. Do vậy, khi khởi kiện, bạn vẫn có thể căn cứ theo GCNQSDĐ để làm chứng cứ có lợi và bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, đây không phải là chứng cứ duy nhất. Vì trong quá trình giải quyết vụ án, tòa án sẽ yêu cầu đo đạc lại để xác minh thêm về diện tích, ranh giới đất, hiện trạng đất thực tế.

Do vậy, việc bạn có đòi lại được phần đất bị lấn chiếm hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tài liệu, chứng cứ hợp pháp để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, kết quả đo đạc lại của tòa án, quá trình tranh luận tại phiên tòa… chứ không chỉ căn cứ theo sơ đồ trong GCNQSDĐ.

 

Bài viết cùng chủ đề: