Từ chối nhận khoản tiền đền bù gấp đôi bình thường, chủ nhân ngôi biệt thự này phải chịu cảnh sống cô lập suốt 30 năm.
Căn biệt thự bị cô lập
Một vùng đất có phong cảnh đẹp tựa tranh vẽ như Hồ Châu, Chiết Giang, Trung Quốc còn được mệnh danh là nơi đất lành chim đậu. Ở đây có một dòng sông mang tên Tây Điều Khê, nó là một nhánh quan trọng của hồ Tái và cũng là nguồn nước chủ yếu của huyện An Cát.
Ven bờ sông Tây Điều Khê có một thôn nhỏ tên Kinh Loan, những người dân sống ở đây quanh năm bị ảnh hưởng bởi thiên tai lũ lụt. Để cải thiện môi trường sống, năm 2015 chính phủ Trung Quốc đã phát hành hạng mục xây dựng công trình đập ngăn lũ, dự định đắp một con đê dài 1,2 km tại thôn Kinh Loan, đồng thời cải tạo lại ven sông để ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép, bảo vệ tài nguyên nước.
Đây vốn dĩ là một chuyện tốt vừa có lợi cho quốc gia và cho nhân dân, người dân trong thôn đều rất hoan nghênh và ủng hộ chuyện này. Hầu hết mọi người đều vui vẻ ký kết hợp đồng thỏa thuận bồi thường phá dỡ, di dời đến khu tái định cư mới. Ấy vậy mà cũng tại thôn này, có một hộ gia đình nhất quyết từ chối phá dỡ. Sau hơn 30 năm, ngôi nhà của họ trở thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ, vô cùng nổi bật.
Sự “cứng đầu” của gia chủ
Chủ nhân của căn biệt thự này tên Trang Long Đệ, ông là một người dân trong thôn Kinh Loan, và cũng là một thương nhân thành công. Đầu những năm 1990, ông mua một mảnh đất tại ven sông Tây Điều Khê này, xây một căn biệt thự, dự định sẽ dùng nó làm nơi để mình nghỉ ngơi, hưởng thụ cuộc sống vùng quê yên bình. Lúc đó, nơi này vẫn chưa có đê đập, nước sông trong vắt, phong cảnh trên đảo tuyệt đẹp, Trang Long Đệ và gia đình thường xuyên đến đây để nghỉ dưỡng, giải trí, cùng nhau trải qua những khoảng thời gian vui vẻ.
Tuy nhiên, cùng với sự đổi thay của thời gian, chất lượng nguồn nước sông Tây Điều Khê ngày càng xấu đi, nước ven sông cũng ngày càng ứ đọng, không thể lưu thông. Ngôi biệt thự của Trang Long Đệ cũng chịu ảnh hưởng nhiều, nhất là mỗi lần lũ lụt dâng lên. Lo lắng ngôi nhà của mình liệu có bị phá nát, hoặc có thể bị kẻ trộm xâm nhập. Ông cũng muốn bán quách căn biệt thự này đi, nhưng vì nơi này có địa hình hẻo lánh, không có ai bằng lòng mua nên ông chỉ đành giữ nó lại, thỉnh thoảng đến xem, lau dọn qua.
Cho đến năm 2015, công trình xây dựng đập chống lũ của chính phủ bắt đầu xây dựng, Trang Long Đệ mới nhận ra căn biệt thự của mình cũng nằm trong phạm vi thu hồi của nhà nước, ông bắt buộc phải dỡ bỏ và di dời đi nơi khác. Chính phủ đưa ra cho ông hai lựa chọn, một là dựa theo diện tích căn nhà và giá đất trên thị trường, bồi thường bằng một khoản tiền mặt nhất định, lựa chọn còn lại là cung cấp nhà ở tái định cư, để ông chuyển đi nơi khác.
Cả hai lựa chọn này Trang Long Đệ đều không thấy hài lòng, ông cho rằng tiền bồi thường của chính phủ quá ít, không thể bù đắp những tổn thất của ông, cũng muốn chuyển đến một khu tái định cư.