Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
152 lượt xem

Ai sẽ gánh trách nhiệm nếu vẫn ùn tắc khi thu phí ô tô vào nội đô?

Sau khi xuất hiện đề án Phí giảm ùn tắc giao thông, rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Việc thu phí liệu có giảm được xe vào nội đô hay không? Có giúp bớt tắc đường không? Phương án thất bại thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Tramoc) Hà Nội vừa báo cáo Sở Giao thông Vận tải việc xây dựng Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”.

Tramoc đề nghị gọi tắt đề án là Phí giảm ùn tắc giao thông. Theo đơn vị này, bản chất việc thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực là một khoản thu mà người sử dụng ôtô sẽ phải chi trả khi đi vào khu vực có nguy cơ ùn tắc trong một khoảng thời gian quy định.

Đề án này đang thu hút sự quan tâm chú ý và bàn luận sôi nổi của dư luận.

Kết quả khảo sát của 1.000 phiếu có đảm bảo được sự khách quan?

Thông tin mà Tramoc đưa ra: “Kết quả khảo sát trực tuyến về thu phí nội đô trên trang web của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Tramoc, cùng một số kênh cộng đồng cũng như qua mã QR truy cập đường link khảo sát dán tại các nơi công cộng thu được hơn 1.000 phiếu, tính đến 10/10. Trong đó, gần 40% ủng hộ; hơn 33% ủng hộ có điều kiện và 27% không ủng hộ việc thu phí” đang nhận được nhiều ý kiến bày tỏ sự băn khoăn, thậm chí có nhiều người cho rằng không minh bạch.

Nhiều độc giả cho rằng, kết quả khảo sát của 1.000 phiếu làm sao đủ để đại diện cho hơn 8,3 triệu người dân thủ đô nói chung và người dân cả nước nói chung, mà Tramoc và Sở GTVT Hà Nội có thể dựa vào đó đưa ra một giải pháp liên quan đến miếng cơm, manh áo hàng ngày của họ?

Ai là người được khảo sát, có lẽ nhiều người chưa rõ được câu trả lời.

Đ.ộ.c giả Nguyễn Xuân Trường viết: “Cái việc thu phí ô tô vào nội đô còn chưa được người dân đồng tình, đó chỉ là ý kiến là quan điểm cá nhân của 1 nhóm nhỏ, không đại diện được cho số đông, nên nó chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của nhân dân thủ đô.

Một chiếc ô tô đã gánh quá nhiều các loại thuế phí khi lăn bánh và chi phí hàng năm, không phải ai đi ô tô cũng là người giàu: có những người chỉ là cán bộ lương 15 triệu 1 tháng thôi người ta chỉ đi được những chiếc xe như morning i.10, hoặc xe chạy grab. Giờ các bác lại đề xuất gắn quả định danh, rồi lại phải có số dư tài khoản. Tôi nghĩ vấn đề về chính sách và tư tưởng hoạch định chính sách không phải là chuyện đơn giản mà đem ra thử nghiệm, làm không có căn cứ, không khoa học được. Giờ không có chuyện là cứ thử nghiệm mãi, mất bao tiền rồi lại bảo không được thì bỏ”.

Cho rằng nhu cầu của con người đi lại là cần thiết, không thể vì mấy cái trạm thu phí mà dân sẽ để xe ở nhà để đi xe bus hoặc đi xe đạp, đi bộ nhưng điều này tăng thêm gánh nặng và áp lực kinh tế cho những người hàng ngày phải vào nội đô công tác. Đ.ộ.c giả Thanh Thanh nêu quan điểm: “Tôi không hiểu được sao thành phố Hà Nội lại đưa ra một giải pháp mà người dân thường như tôi đọc cũng thấy nó cực kỳ vô lý. Bỏ ra hơn 2.000 tỷ đồng để xây dựng gần 100 trạm thu phí vào thành phố Hà Nội.

Đ.ộ.c giả Chính Phạm cho rằng việc thu phí này không được quy định trong luật nên nó là điều hết sức vô lý: “Điều cốt lõi là có phù hợp với pháp luật hay không thì Sở GTVT Hà Nội lại không đề cập đến. Hiện nay Luật Phí và Lệ phí chưa quy định loại phí nào như thế này, và dịch vụ mà Sở GTVT Hà Nội định cung cấp sau khi thu phí là dịch vụ nào cũng không thấy nói đến. Mức phí bao nhiêu cũng phải tương xứng với dịch vụ mà nó mang lại cho người dân, ví dụ nếu đảm bảo đi vào khu vực trung tâm sẽ không bị tắc đường thì mức phí có thể 1 triệu, nhưng thu tiền xong mà vẫn tắc đường thì phải trả lại tiền cho người dân”.

Nếu đề án thất bại, có ai phải chịu trách nhiệm không?

Đ.ộ.c giả Truong Ngo Ty đặt câu hỏi, việc thu phí liệu có giảm được chuyện xe vào nội đô hay không? Có giúp bớt tắc đường không? Phương án thất bại thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

“Người dân có việc cần mới phải vào các thành phố. Cũng như dù xăng dầu có tăng giá bao nhiêu thì vẫn phải mua để chạy, ốm đau thì bắt buộc phải điều trị, không thể nào làm khác được. Còn việc thu phí liệu có giảm được chuyện xe vào nội đô hay không? Phương án thất bại thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Mua một chiếc xe nhiều trăm triệu, nhiều tỷ để đi lại thì đâu thể vì chuyện thu phí ra vào thành phố này làm người dân phải cân nhắc.

Bằng chứng là phí, thuế mua ô tô ở Việt Nam rất cao, rất nhiều, nhưng người dân khi có nhu cầu thì vẫn phải mua đấy thôi. Trước đây nhiều ý kiến cho rằng cần lập các chốt thu phí ở các cửa ngõ thành phố. Tôi tin chắc, tại các cửa ngõ này sẽ là điểm kẹt xe nhiều nhất. Muốn làm thì hãy làm đồng bộ, đừng theo lối suy nghĩ giải quyết phần ngọn nữa.

Hà Nội cần xem lại và thừa nhận khắc phục bất cập đầu tư xe buýt nhanh, dự án không mang lại hiệu quả và gây thêm ùn tắc, lãng phí tài nguyên xã hội, ô nhiễm môi trường do tắc đường phần còn lại. Về thu phí nội đô nếu là để giảm ùn tắc, chỉ thu ở vùng lõi thủ đô, sao dự kiến phải mở rộng ra ngoài vành đai 3? Khi các phương tiện công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, thì chưa áp dụng các công cụ hành chính và kinh tế như này, phải để cung cầu tự quyết định”.

Thay vì xây dựng đề án “Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”, nhiều ý kiến độc giả cho rằng Hà Nội nên xây dựng đề án cơ chế đặc thù đẩy nhanh xây dựng tàu điện và xe công cộng phục vụ nhân dân. Nếu tốt tự khắc giảm ùn tắc!Dân trí

Bài viết cùng chủ đề:

Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
153 lượt xem

Ai sẽ gánh trách nhiệm nếu vẫn ùn tắc khi thu phí ô tô vào nội đô?

Sau khi xuất hiện đề án Phí giảm ùn tắc giao thông, rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra: Việc thu phí liệu có giảm được xe vào nội đô hay không? Có giúp bớt tắc đường không? Phương án thất bại thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Tramoc) Hà Nội vừa báo cáo Sở Giao thông Vận tải việc xây dựng Đề án “Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào”.

Tramoc đề nghị gọi tắt đề án là Phí giảm ùn tắc giao thông. Theo đơn vị này, bản chất việc thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực là một khoản thu mà người sử dụng ôtô sẽ phải chi trả khi đi vào khu vực có nguy cơ ùn tắc trong một khoảng thời gian quy định.

Đề án này đang thu hút sự quan tâm chú ý và bàn luận sôi nổi của dư luận.

Kết quả khảo sát của 1.000 phiếu có đảm bảo được sự khách quan?

Thông tin mà Tramoc đưa ra: “Kết quả khảo sát trực tuyến về thu phí nội đô trên trang web của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, Tramoc, cùng một số kênh cộng đồng cũng như qua mã QR truy cập đường link khảo sát dán tại các nơi công cộng thu được hơn 1.000 phiếu, tính đến 10/10. Trong đó, gần 40% ủng hộ; hơn 33% ủng hộ có điều kiện và 27% không ủng hộ việc thu phí” đang nhận được nhiều ý kiến bày tỏ sự băn khoăn, thậm chí có nhiều người cho rằng không minh bạch.

Nhiều độc giả cho rằng, kết quả khảo sát của 1.000 phiếu làm sao đủ để đại diện cho hơn 8,3 triệu người dân thủ đô nói chung và người dân cả nước nói chung, mà Tramoc và Sở GTVT Hà Nội có thể dựa vào đó đưa ra một giải pháp liên quan đến miếng cơm, manh áo hàng ngày của họ?

Ai là người được khảo sát, có lẽ nhiều người chưa rõ được câu trả lời.

Đ.ộ.c giả Nguyễn Xuân Trường viết: “Cái việc thu phí ô tô vào nội đô còn chưa được người dân đồng tình, đó chỉ là ý kiến là quan điểm cá nhân của 1 nhóm nhỏ, không đại diện được cho số đông, nên nó chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của nhân dân thủ đô.

Một chiếc ô tô đã gánh quá nhiều các loại thuế phí khi lăn bánh và chi phí hàng năm, không phải ai đi ô tô cũng là người giàu: có những người chỉ là cán bộ lương 15 triệu 1 tháng thôi người ta chỉ đi được những chiếc xe như morning i.10, hoặc xe chạy grab. Giờ các bác lại đề xuất gắn quả định danh, rồi lại phải có số dư tài khoản. Tôi nghĩ vấn đề về chính sách và tư tưởng hoạch định chính sách không phải là chuyện đơn giản mà đem ra thử nghiệm, làm không có căn cứ, không khoa học được. Giờ không có chuyện là cứ thử nghiệm mãi, mất bao tiền rồi lại bảo không được thì bỏ”.

Cho rằng nhu cầu của con người đi lại là cần thiết, không thể vì mấy cái trạm thu phí mà dân sẽ để xe ở nhà để đi xe bus hoặc đi xe đạp, đi bộ nhưng điều này tăng thêm gánh nặng và áp lực kinh tế cho những người hàng ngày phải vào nội đô công tác. Đ.ộ.c giả Thanh Thanh nêu quan điểm: “Tôi không hiểu được sao thành phố Hà Nội lại đưa ra một giải pháp mà người dân thường như tôi đọc cũng thấy nó cực kỳ vô lý. Bỏ ra hơn 2.000 tỷ đồng để xây dựng gần 100 trạm thu phí vào thành phố Hà Nội.

Đ.ộ.c giả Chính Phạm cho rằng việc thu phí này không được quy định trong luật nên nó là điều hết sức vô lý: “Điều cốt lõi là có phù hợp với pháp luật hay không thì Sở GTVT Hà Nội lại không đề cập đến. Hiện nay Luật Phí và Lệ phí chưa quy định loại phí nào như thế này, và dịch vụ mà Sở GTVT Hà Nội định cung cấp sau khi thu phí là dịch vụ nào cũng không thấy nói đến. Mức phí bao nhiêu cũng phải tương xứng với dịch vụ mà nó mang lại cho người dân, ví dụ nếu đảm bảo đi vào khu vực trung tâm sẽ không bị tắc đường thì mức phí có thể 1 triệu, nhưng thu tiền xong mà vẫn tắc đường thì phải trả lại tiền cho người dân”.

Nếu đề án thất bại, có ai phải chịu trách nhiệm không?

Đ.ộ.c giả Truong Ngo Ty đặt câu hỏi, việc thu phí liệu có giảm được chuyện xe vào nội đô hay không? Có giúp bớt tắc đường không? Phương án thất bại thì ai sẽ chịu trách nhiệm?

“Người dân có việc cần mới phải vào các thành phố. Cũng như dù xăng dầu có tăng giá bao nhiêu thì vẫn phải mua để chạy, ốm đau thì bắt buộc phải điều trị, không thể nào làm khác được. Còn việc thu phí liệu có giảm được chuyện xe vào nội đô hay không? Phương án thất bại thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Mua một chiếc xe nhiều trăm triệu, nhiều tỷ để đi lại thì đâu thể vì chuyện thu phí ra vào thành phố này làm người dân phải cân nhắc.

Bằng chứng là phí, thuế mua ô tô ở Việt Nam rất cao, rất nhiều, nhưng người dân khi có nhu cầu thì vẫn phải mua đấy thôi. Trước đây nhiều ý kiến cho rằng cần lập các chốt thu phí ở các cửa ngõ thành phố. Tôi tin chắc, tại các cửa ngõ này sẽ là điểm kẹt xe nhiều nhất. Muốn làm thì hãy làm đồng bộ, đừng theo lối suy nghĩ giải quyết phần ngọn nữa.

Hà Nội cần xem lại và thừa nhận khắc phục bất cập đầu tư xe buýt nhanh, dự án không mang lại hiệu quả và gây thêm ùn tắc, lãng phí tài nguyên xã hội, ô nhiễm môi trường do tắc đường phần còn lại. Về thu phí nội đô nếu là để giảm ùn tắc, chỉ thu ở vùng lõi thủ đô, sao dự kiến phải mở rộng ra ngoài vành đai 3? Khi các phương tiện công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, thì chưa áp dụng các công cụ hành chính và kinh tế như này, phải để cung cầu tự quyết định”.

Thay vì xây dựng đề án “Thu phí phương tiện cơ giới đường bộ vào một số khu vực trên địa bàn thành phố có nguy cơ ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”, nhiều ý kiến độc giả cho rằng Hà Nội nên xây dựng đề án cơ chế đặc thù đẩy nhanh xây dựng tàu điện và xe công cộng phục vụ nhân dân. Nếu tốt tự khắc giảm ùn tắc!Dân trí

Bài viết cùng chủ đề: