Tại họp báo thông tin về Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm 2022, hôm qua (3/10), anh Trần Văn Thắng (Đan Phượng, Hà Nội) “khoe” mình là một trong 100 nông dân Việt Nam xuất sắc được vinh danh dịp này.
Anh tâm sự, bố mẹ anh là nông dân, quanh năm chăm chỉ cấy hái rất vất vả nhưng cuộc sống vẫn khó khăn. Nhà anh có tới 8 anh chị em. Đến khi trưởng thành, anh từng bươn trải đủ nghề, từ đi chợ đến đi buôn lợn… để lo cho cuộc sống gia đình.
Quê anh là huyện thuần nông, mỗi khi thấy bà con thu hoạch mùa màng bỏ phí rơm rạ thấy tiếc của vô cùng. Sau đó, anh nảy ra ý định nuôi bò để tận dụng những phụ phẩm đó. Nhưng lúc mới bắt đầu khởi nghiệp, anh chỉ là nuôi bò truyền thống, quy mô đàn khá nhỏ.
Nuôi bò cho doanh thu 65 tỷ đồng/năm, anh Trần Văn Thắng vinh dự là một trong 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2022 (ảnh: Tâm An)
Đến năm 2014, khi đi lang thang khảo sáᴛ vùng chăn nuôi, anh thấy có quá nhiều khu đô thị, khu công nghiệp ở Hà Nội bỏ hoang, cỏ mọc um ᴛùm. Anh vui mừng vì biết đây là cơ hội để mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi bò của mình mà không cần diện tích đất trồng cỏ.
Được sự trợ giúp của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, anh nhập các giống bò ngoại chất lượng cao như bò 3B, bò Brahman… đưa vào nuôi vỗ béo, với quy mô mỗi lứa nuôi 200 con bò thịt thương phẩm. Ngoài ra, anh nuôi thêm 50 con bò sinh sản.
Cứ như vậy, chỉ với 1.000m2 đất trang trại, mỗi năm anh Thắng nuôi và xuất bán được 5 lứa bò thịt (1.000 con), trong đó chủ lực là giống bò 3B.
“Bình thường, để nuôi được một lượng lớn bò như vậy phải có ít nhất khoảng 50-60ha diện tích đất trồng cỏ. Còn tôi thì không có 1m2 đất trồng cỏ nào nhưng vẫn nuôi được rất nhiều bò”. Anh nói và cho biết, anh thuê 4 nhân công lao động với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Hàng ngày, họ chỉ việc đi khắp các khu đô thị bỏ hoang cắt cỏ, sau đó chất đầy lên xe ô tô tải chở về trang trại cho bò ăn.
Mỗi năm anh tiết kiệm được hàng tỷ đồng nhờ cắt cỏ ở những khu công nghiệp bỏ hoang về cho bò ăn
Theo tính toán của anh, 1 con bò ăn hết khoảng 20 kg cỏ/ngày (giá 900 đồng/kg). Như vậy nếu nuôi trong 2 tháng, tiền cỏ sẽ hết khoảng 1,1 triệu đồng. Song, nguồn cỏ này anh ᴋɪếᴍ được ở những khu đô thị bỏ hoang nên tiết kiệm được tiền tỷ mỗi năm.
“Phải thuê đất trồng cỏ nuôi bò thì không có lãi đâu. Nhưng cỏ cho bò ăn này mình không ᴍấᴛ tiền mua nên mới có lãi”, anh cho hay.
Do không phải lo vấn đề thức ăn thô (cỏ) nên công việc chăn nuôi bò của anh Thắng dễ dàng hơn rất nhiều. Anh chỉ việc đầu tư tiền mua cám (thức ăn tinh) cho bò.
Theo anh Thắng, giống bò 3B rất phàm ăn, dễ nuôi, tốc độ lớn nhanh, được mệnh danh là “cỗ máy sản xuất thịt”. Khi nhập về nuôi bình quân mỗi con bò 3B đạt trọng lượng 2,5-3 tạ/con, sau 2 tháng vỗ béo, bò đạt trọng lượng 5-6 tạ/con.
Bên cạnh đó, 3B là giống bò thịt cao sản, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn so với những giống bò khác. Thường thì các giống bò có tỷ lệ thịt xẻ đạt 37-38% là cao, song bò 3B cho tỷ lệ thịt xẻ đạt 45% nên thị trường rất chuộng loại bò này.
“Một năm tôi xuất bán khoảng 1.000 con bò thịt thương phẩm, doanh thu đạt khoảng 65 tỷ đồng. Trừ hết chi phí cũng lãi được vài tỷ đồng”, anh Thắng tiết lộ.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Thắng còn có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Ở xã Thọ An, anh ủng hộ làm đường nông thôn mới, xây chùa, trường mầm non, tặng sổ tiết kiệm cho những hộ gia đình nghèo hay mua ghế đá cho trường học, trạm xá… Bên cạnh đó, anh Thắng còn đầu tư 1,2 tỷ đồng vốn kinh doanh không tính lãi cho 20 hộ chăn nuôi bò.
- Nghịch lý mua nhà hình thành trong tương lai: Chủ đầu tư sai, dân lại gánh hậu quả!
- 3 "sai lầm" phổ biến làm con học kém ở trường, mẹ thông minh không làm điều này
- Lý Hải kiếm tiền trăm tỷ vẫn giao hết cho vợ trẻ: “Tôi không bao giờ giữ tiền, không có 1 cắc trong túi”
- 9 lời "vàng ngọc" giúp cha mẹ làm bạn tốt của con, chăm nói hơn các phụ huynh nhé
- Bộ Tài chính trả lời về tiền xăng xe cho viên chức đi công tác