Mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình nuôi hươu lấy nhung gắn với tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) khá giả hẳn lên.
Đa dạng hình thức chăn nuôi là chính giải pháp giúp giảm bớt rủi ro về giá thành, dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh chi phí đầu vào chăn nuôi tăng cao. Hiệu quả bước đầu mô hình mang lại là hướng gợi mở để nhiều nông dân có thể tham khảo, tiếp cận trong bối cảnh các vật nuôi truyền thống gặp nhiều bất lợi.
Anh Trần Đình Nhu ở thôn Bình Đức 1, xã Đức Hạnh quyết định chọn nuôi hươu lấy nhung để cải thiện thu nhập tận dụng thời gian nhàn rỗi trong quá trình trồng, chăm sóc cây cao su.
10 con hươu cùng hệ thống chuồng trại được đầu tư ban đầu với số tiền khá lớn khoảng 350 triệu đồng, nhưng chỉ sau gần 3 năm, gia đình anh đã thu hồi vốn, nhờ giá nhung đang ở mức 22 triệu đồng/kg như hiện nay.
“Nuôi hươu lấy nhung cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi dê, bò. Thời gian khai thác nhung kéo dài từ 15-20 năm, sản lượng cũng như chất lượng cao dần theo thời gian, riêng chi phí nuôi rất thấp vì nguồn thức ăn tận dụng tại chỗ” – anh chia sẻ.
Sắp tới, gia đình sẽ thay đổi cách chăn nuôi, chuyển từ nuôi nhốt sang thả đồng và tiếp tục mở rộng quy mô. Gia đình rất mong ngành chức năng hỗ trợ kỹ thuật, nguồn vốn để tăng đàn vì diện tích chăn thả, nguồn thức ăn ở đây còn nhiều.
“Trước mắt, địa phương đang định hướng nông dân phát triển, nhân rộng mô hình, sau đó sẽ tính đến việc kết nối với doanh nghiệp, tạo đầu ra lâu dài cho sản phẩm. Để làm được việc này, Hội Nông dân xã sẽ liên kết các hộ nuôi, tuy nhiên rất cần sự hỗ trợ của ngành chức năng về vốn, kỹ thuật để địa phương tiến tới thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi hươu lấy nhung”, ông Nguyễn Thanh Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập.
Bà Hồ Thị Diệu cùng ở thôn Bình Đức 1 cho biết: Hươu chỉ ăn những cây lá tận dụng sẵn có trong vườn. Đây là lợi thế lớn nhất trong quá trình chăn nuôi hươu, nếu có trái cây cho hươu ăn thêm thì sẽ phát triển tốt hơn. Từ ngày nuôi đến nay, giá nhung hươu rất tốt, người ta đặt thì mình cắt bán nên không lo về đầu ra.
Để đảm bảo đầu ra lâu dài, người chăn nuôi ở địa phương đã chủ động ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp cung cấp giống.
Đây được xem là phương án giúp giảm rủi ro về giá bán, đồng thời tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô, tăng đàn, liên kết sản xuất trong thời gian tới. Dù không phải là mô hình mới đối với nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu khá lớn nên rất ít người tiếp cận với mô hình này.
Lợi thế lớn để người nuôi hươu lấy nhung tại địa phương tiếp tục mở rộng quy mô, tăng đàn là giá bán nhung hươu luôn ở mức cao, ổn định, thức ăn chủ yếu tận dụng tại chỗ.
- Nghệ An: Nông dân phấn khởi với loại chanh trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm, nhàn mà lãi gấp 3 ngô sắn
- Ninh Bình: Nông dân 9X lần đầu nuôi con gì mà cả làng tò mò muốn xem, bất ngờ hơn là anh lãi 20 triệu/tháng?
- Nghịch lý: Những người đi bộ, đi xe đạp thì tới gửi tiền còn những người đi ô tô lại đến ngân hàng để vay tiền
- “Phụ nữ ngoại tình có phải vì tình dục?”: Trần tình của 3 người trong cuộc
- Một làng ở Hà Nội thu hàng chục tỷ đồng nhờ làm đẹp cho cây, du khách thích thú đến xem