Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
1969 lượt xem

Bạс Liêu: Thất thu cá sấu thành triệu phú cua đinh, ông nông dân lộ bí quyết lãi 2 tỷ/năm

Mỗi tháng, cơ sở của anh Hồ cung ứng cho thị trường khoảng 3 tấn cua đinh thương phẩm. Mỗi năm, xuất bán trên 30.000 con giống.

Có một loài đặc sản được ví như ‘chân vịt, thịt gà, da trâu, đầu rắn…’ được nuôi phổ biến ở miền Tây. Bởi những giá trị kinh tế, các mô hình nuôi đặc sản cua đinh lớn nhỏ được tạo lập. Nói về hiệu quả kinh tế phải kể tới trại nuôi đặc sản cua đinh của anh anh Đặng Long Hồ thu lãi gần 2 tỉ đồng/năm.

Thất thu cá sấu thành triệu phú cua đinh

Trại nuôi cua đinh của anh Đặng Long Hồ (29 tuổi, ngụ xã Phong Thạnh Tây B, H.Phước Long, Bạс Liêu) hiện được nhiều người đánh giá là hiện đại bậc nhất miền Tây. Trại nuôi có tổng diện tích trên 3.000 m2, sức chứa 8.000 – 10.000 con; trong đó có khoảng 5.000 con bố mẹ và hậu bị.

Anh Hồ kể trước kia anh có nhiều năm nuôi cá sấu, nhưng hiệu quả không cao. Năm 2014, qua tìm hiểu, thấy cua đinh dễ nuôi, thu nhập cao nên anh mua về nuôi thử nghiệm. Sau một thời gian, thấy có hiệu quả, anh quyết định chuyển đổi hoàn toàn trại nuôi cá sấu sang nuôi cua đinh. Bên cạnh nguồn giống trong nước, anh còn tìm đầu mối ở Thái Lan để nhập con giống về nuôi nhân đàn, phát triển quy mô trang trại và bán giống lại cho các hộ nuôi tại một số tỉnh thành miền Tây.

Theo anh Hồ, cua đinh nuôi khoảng 3 năm rưỡi có thể sinh sản. Mỗi năm, chúng sinh sản khoảng 3 đợt, mỗi lần từ 8-12 trứng. Để cua đinh sinh sản tốt thì khâu chọn giống quan trọng nhất. Con giống phải không gù, không dị tật, không quá béo… Đặc biệt, khâu nuôi con giống và nuôi thương phẩm có cách thức khác nhau.

Mỗi tháng, cơ sở của anh Hồ cung ứng cho thị trường khoảng 3 tấn cua đinh thương phẩm. Mỗi năm, xuất bán trên 30.000 con giống. Cua đinh thịt có giá trung bình 350.000 đồng/kg, cua đinh giống giá 250.000 đồng (mẫu 4 cm/con). Sau khi trừ hết chi phí, anh thu lãi gần 2 tỉ đồng mỗi năm.

Tạo sự khác biệt nhờ nuôi cua đinh trong bể kính

Sau thời gian tìm tòi, nghiên cứu cách nuôi trên internet anh đã thành công cho cua đinh thích nghi trên bể xi măng và bể kính tạo bước đột phá về hiệu quả trong nuôi con đặc sản này.

“Nuôi thời gian đầu thấy rất hiệu quả nhưng sang năm thứ 3 bắt đầu có vấn đề, việc nuôi nhốt cua đinh chung một chỗ khiến chúng hay cắn nhau để tranh giành thức ăn hoặc bạn tình. Thế nên cua đinh dễ bị thương, phát sinh nấm bệnh và hao hụt chính vì thế tôi chuyển sang nuôi cua đinh thịt trong bể kính”, anh Hồ cho hay.

Lý giải về việc chọn lựa bể kính, anh Hồ tiết lộ đây cũng là cơ duyên tình cờ do phát hiện ra khi nuôi ít con cua đinh trong hồ kiếng làm thú cưng. Do mặt kính trong suốt nên người nuôi dễ quan sát và theo dõi tình trạng cua đinh, biết được khi nào cua khỏe, cua yếu từ đó có biện pháp chăm sóc thích hợp.

“Chưa ai nuôi cua đinh thương phẩm trên bể kính nên khi bắt tay vào thực hiện cũng gặp không ít khó khăn. Sau nhiều lần thử nghiệm tôi đã thiết kế được bể nuôi tự động, mỗi bể nuôi một con cua, tôi nuôi thử 50 con trước”, anh Hồ nói thêm.

Cua đinh giống khi nhập từ Thái Lan về sẽ nuôi trong bể xi măng một thời gian mới cho lên bể kính. Bể nuôi được thiết kế kích thước 4x5m, mỗi bể chứa một con cua đinh. Trước khi cho cua đinh vào cần dùng chuối chín và cây chuối ngâm nước trong bể khoảng 2-4 tuần sau đó vớt bỏ chuối đi, rửa bể thật sạch rồi mới cho nước vào, xử lý cho độ pH còn 7 mới thả con giống.

Trại hiện có 50 bể xi măng và 1.000 bể kính. Mỗi bể kính thả nuôi 1 con, mực nước trong bể khoảng 10 cm, được lắp đặt hệ thống thay nước, vệ sinh và hộp đựng thức ăn đồng bộ. “Cua đinh sinh sản được nuôi trong bể xi măng, còn vỗ béo bán thương phẩm thì nuôi trong bể kính. Trong bể xi măng, nuôi theo dạng quần thể hoặc ghép cặp, mỗi bể có diện tích từ 2-4 m, cho 3 con cái, 1 đực vào chung bể. Cua đinh khi nuôi trong bể xi măng đạt khoảng 1 kg, tôi sẽ chuyển lên bể kính nuôi mỗi bể 1 con để vỗ béo”, anh Hồ tiết lộ.

Khi nuôi trong bể kính, cua đinh được cho ăn cám công nghiệp. Nuôi khoảng 1 năm đạt trọng lượng 7-8 kg/con thì xuất bán. Ưu điểm nuôi cua đinh trong bể kiếng là dễ quan sát, chăm sóc, giảm tỷ lệ hao hụt, chất lượng thịt tốt hơn nuôi trong bể xi măng. Bên cạnh đó, anh Hồ còn nghiên cứu lắp đặt thành công hệ thống thay nước và cho ăn tự động vào trong bể nuôi. Nhờ đó, giúp tiết kiệm thời gian chăm sóc.

Đặc sản cua đinh được nuôi khá phổ biến nhưng không phải ai cũng thành công. Với anh Đặng Long Hồ sau thời gian nuôi đã đúc kết ra kỹ thuật nuôi cua đinh trong bể kính. Đây là bước đột phá tạo lợi nhuận trên 2 tỷ đồng/năm./.

Bài viết cùng chủ đề: