Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
116 lượt xem

Bà cụ 70 tuổi bán trà đá "cho vui", sở hữu 5 miếng đất tổng giá trị 16 tỷ đồng

Bà chủ quán trà đá vỉa hè U70 sở trong tay nhiều bất động sản có giá trị lên tới 16 tỷ đồng luôn tâm đắc với quan “triết lý làm giàu” của mình: “Cứ có đất là ra nhiều tiền”.

Đầu tư bất động sản được xem là 1 trong những lĩnh vực có khả năng sinh lời cao nhất hiện nay. Vì vậy, từ cá nhân cho đến các công ty, tập đoàn đều rất chú trọng đến mảng bất động sản.

Bà lão nhạy bén có tài tính nhẩm

Hiện có rất nhiều người giàu lên từ bất động sản (BĐS). Nếu tìm hiểu kỹ thì sẽ vô cùng ngạc nhiên khi một người xe ôm công nghệ cũng là triệu phú BĐS, một bà chủ quán trà đá vỉa hè cũng sở hữu trong tay vài mảnh đất có giá trị đến hơn chục tỷ đồng. Và nhân vật dưới đây là một ví dụ điển hình:

Ở tuổi 65, nhiều người đã bắt đầu với cuộc sống nhàn hạ, hưởng thụ nhưng bà Nguyễn Xuân thì khác. Mặc dù đã cao tuổi nhưng bà vẫn minh mẫn, nhạy bén, nói tới đất đai là bà lẩm nhẩm miệng tính và tính tiền cực nhanh.

Quán trà đá ở Nam Từ Liêm (Hà Nội) của bà lúc nào cũng tấp nập người ra vào uống trà đá, ăn kẹo lạc. Dù vậy, bà Xuân luôn nói: “Tôi bán cho vui thôi, bây giờ ngồi không làm gì cũng buồn chân buồn tay”.

Bà Xuân tâm sự, vào thời điểm trước năm 2015, bà vẫn buôn bán ở chợ gần nhà, khách mua hàng đông nhưng tuổi càng lớn thì chân tay càng chậm chạp hơn.

Bà cụ bán trà đá cho vui

Vì lo cho sức khỏe của bà nên con trai khuyên đóng cửa hàng để nghỉ ngơi. Bà cũng đồng ý vì nghĩ đến tuổi dưỡng già nên mở một quán trà đá bán cho vui.

Thế nhưng ai mà ngờ được, bà chủ quán trà đá vỉa hè này lại đang sở hữu trong tay 4 miếng đất trị giá hơn 10 tỷ đồng. “Quán trà đá thì đủ thứ chuyện, từ kinh tế, xã hội hay kể cả chuyện gia đình bà cũng được nghe.

Hàng ngày ngồi bán người thì thi thoảng có mấy cậu trẻ trẻ làm môi giới bất động sản ngồi nói chuyện mua đất chỗ này, bán chỗ kia rồi giá chỗ nào đang tăng. Lúc đầu tôi cũng không quan tâm gì, sau dần dần câu chuyện qua lại bà mới bén nghĩ tới chuyện mua đất để dành”, bà Xuân chia sẻ.

Nghe mấy cô cậu môi giới, mạnh dạn mua vài mảnh

Lúc này, bà Xuân mới lân la hỏi tới chuyện giá đất từng khu vực từ những người khách đến uống trà đá. Thời điểm cuối năm 2015, giá đất tại Thạch Thất (Hà Nội) vẫn còn rẻ, với số tiền tiết kiệm hơn 1 tỷ đồng trong tay, bà Xuân mạnh dạn mua gần 350m2, với mức giá 3 triệu đồng/m2.

Nghe các cô cậu môi giới uống trà, bà mua vài mảnh đất…

Sau khi mua, người phụ nữ U70 cũng không ngờ giá đất sẽ tăng nhanh như vậy. Sau khoảng hơn 1 năm, người môi giới cho bà Xuân mảnh đất đó có gọi bảo bây giờ tăng lên gần 7 triệu đồng/m2 rồi và nói có người muốn mua, nhưng khi đó bà không bán. Đến giữa năm 2017, bà quyết định bán đi 150m2 với mức giá 10 triệu đồng/m2.

Cầm trong tay 1,5 tỷ đồng, bà Xuân chia làm 2 phần: 1 tỷ dùng mua 2 mảnh đất tại Hưng Yên, diện tích gần 100m2. 500 triệu còn lại mua tiếp 100m2 đất Ba Vì (Hà Nội), trong đó có 150m2 đất thổ cư, còn lại là đất vườn.

Trong tay 5 mảnh đất, trị giá 16 tỷ đồng

Bây giờ, bà Xuân chỉ ở nhà, thi thoảng cũng vẫn có người gọi tới hỏi mua những ô đất đó. Cứ ai tới quán uống nước bà lại lân la hỏi chuyện xem giá đất ở quê họ giờ bao nhiêu?

Chỉ cần hỏi được như vậy là bà biết đất ở vùng nào đang rẻ, đất ở đâu đang sốt. Khi nào quyết định mua ở đâu, bà mới bắt tay vào tìm hiểu sâu, khảo giá đất xung quanh rồi mới “xuống tiền”.

Bà Xuân ngồi tính nhẩm, theo giá thị trường, ngôi nhà bà đang ở tại Nam Từ Liêm đang có giá khoảng 5 tỷ đồng; mảnh đất ở Ba Vì hiện có giá khoảng 2,3 tỷ đồng; 2 lô đất tại Hưng Yên bây giờ cũng có giá hơn 2 tỷ đồng/lô; còn 200m2 đất tại Thạch Thất có giá khoảng 4,5 tỷ đồng. Tổng tất cả bất động sản bà đang sở hữu khoảng gần 16 tỷ đồng.

Triết lý: Cứ có đất là sẽ ra nhiều tiền…
Bà cũng không phải đầu tư chuyên nghiệp gì cả, chủ yếu mua đất để dành có lãi là bán. Nhiều người cứ bảo bà gửi ngân hàng lấy lãi cho nhàn nhưng lãi ngân hàng làm sao bằng lãi đất được.

“Trước kia bà là dân buôn bán nên thấy tiền để một chỗ là phí lắm nên mới mua đất. Sau mấy năm đầu tư bất động sản mới thấy cứ có đất là sẽ ra nhiều tiền”, bà Xuân nói.

Hiện tại, bà Xuân vẫn liên lạc với giới môi giới bất động sản các vùng ven đô để khảo giá bất động sản, tìm hiểu về xu hướng bất động sản để khi có cơ hội là sẽ đầu tư thêm…

Bài viết cùng chủ đề: