Ba Vì là huyện tiên phong đưa giống đà điểu vào mô hình chăn nuôi, đây được cho “thủ phủ” đà điểu lớn nhất miền Bắc. Trên địa bàn huyện Ba Vì hiện nay có hơn 200 hộ dân chăn nuôi đà điểu.
Tập trung nhiều nhất tại các xã: Tản Lĩnh, Ba Trại, Vân Hòa… Ba Vì có đầy đủ “thiên thời, địa lợi” để nghề chăn nuôi đà điểu phát triển mạnh.
Theo chia sẻ kinh nghiệm từ chăn nuôi của nhiều hộ dân tại Ba Vì, giống đà điểu không quá kén ăn, chúng có thể ăn nhiều loại rau cỏ như: cỏ voi, rau muống, rau khoai, cỏ hoa trắng… Là vật nuôi hoang dã, nên sức đề kháng tốt, nguy cơ cɦết do dịch bệnɦ thấp. So với các giống vật nuôi khác, hàm lượng thịt đà điểu chất lượng hơn hẳn, mang đặc trưng riêng. Tuy nhiên, nhược điểm chúng lại sợ tiếng ồn nên trang trại phải tách biệt với khu dân cư.
Thời gian sinh trưởng của đà điểu thương phẩm từ 8-10 tháng sẽ đạt trọng lượng 80 -100kg. Giá bán thị trường từ 90 – 110 nghìn đồng/kg hơi, 250 – 270 nghìn đồng/kg thịt. Một con đà điểu có thể đẻ được khoảng 40-50 quả trứng, chu kỳ sinh sản khoảng 4 năm mới đẻ. Độ tuổi thịt vào khoảng một năm thì đạt chất lượng ngon phục vụ thị trường. Với mỗi con đà điểu, người nuôi lãi khoảng 5-10 triệu đồng, mang lại thu nhập kinh tế cao.
Một trong những hộ đầu tiên chăn nuôi đà điểu ở huyện Ba Vì là hộ anh Nguyễn Văn Trung (thôn Tam Mỹ, xã Tản Lĩnh). Anh Trung cho biết, năm 2007, anh mua 50 con đà điểu tại Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương về nuôi thử nghiệm với giá 2,7 triệu đồng/con.
Thời điểm ấy, nghề nuôi đà điểu ở Việt Nam còn rất mới. Khi thấy anh vay số tiền lớn để mua đà điểu về nuôi, ai cũng ngăn cản. Thời gian đầu, do chưa hiểu biết nhiều về đặc tính của vật nuôi này nên anh Trung gặp không ít khó khăn. Nhưng với phương châm vừa làm vừa học hỏi, anh luôn cần mẫn tìm tòi.
Bên cạnh đó, do nhận được sự giúp đỡ của cán bộ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, nên anh Trung dần nắm bắt được những kiến thức cơ bản. Trải qua hơn chục năm tích lũy kinh nghiệm, đến nay anh Trung trở thành chuyên gia nuôi đà điểu tại trang trại theo mô hình khép kín (từ con giống, chăn nuôi đến ɠiết ᴍổ, chế biến). Ngoài duy trì hơn 200 con đà điểu lấy thịt mỗi lứa, trang trại của gia đình anh Trung còn là địa chỉ tin cậy cung cấp giống đà điểu cho người dân trong vùng.
Tương tự, hộ gia đình anh Nguyễn Gia Dũng ở thôn Tam Mỹ (xã Tản Lĩnh) cũng chăn nuôi 100 con đà điểu lấy thịt. “Đà điểu dễ nuôi, ít gây ô nhiễm so với nuôi lợn, bò. Thức ăn cho đà điểu dễ kiếm, chủ yếu là rau cỏ, cám, ngô, thóc… Đà điểu lại có sức đề kháng tốt nên lớn nhanh, nguy cơ bị cɦết do dịch bệnɦ thấp. Tuy nhiên, đà điểu rất sợ tiếng ồn nên trang trại phải tách biệt với khu dân cư. Loài vật này thích chạy nên sân chơi phải có diện tích rộng, nền sân phải là nền cát để đà điểu khỏi trơn trượt khi chạy nhảy.
Hiện giống đà điểu khá đắt, loại 7 ngày tuổi dao động từ 1,5 đến 2 triệu đồng/cặp; loại 2 tháng tuổi trở lên có giá 4 triệu đồng/cặp. Do đó, nếu mở rộng trang trại, mức đầu tư sẽ khá lớn. Với các hộ có tiềm lực về tài chính, có mặt bằng rộng thì việc nuôi đà điểu có lợi nhuận khá cao và yên tâm về đầu ra sản phẩm” – anh Dũng khẳng định.
Vân Hòa là một trong những địa phương chăn nuôi đà điểu lớn nhất huyện Ba Vì, Hà Nội. Anh Trần Hữu Mạnh, ở thôn Hòa Trung (xã Vân Hoà cho biết, vốn là kỹ sư hàng hải, nhưng anh luôn trăn trở, mong muốn trở về quê hương phát triển kinh tế.
“Năm 2016, trong một lần về thăm nhà, thấy người dân trong vùng nuôi đà điểu hiệu quả cao, tôi mạnh dạn bỏ nghề lái tàu thủy, trở về quê nuôi đà điểu”, anh Mạnh nói.
Làm nông nghiệp vốn nhiều rủi ro nhưng với sự ham học hỏi, địa phương sẵn nhiều mô hình thành công, anh Mạnh dễ dàng bắt nhịp… Hiện, trang trại đà điểu của anh tại thôn Hòa Trung có diện tích 4.000m2, quy mô nuôi hết công suất được 200 con. Bên cạnh đó, anh liên kết với các trang trại vệ tinh nuôi thêm 200-300 con đà điểu/năm. Nhờ mô hình chăn nuôi đà điểu, sau khi trừ mọi chi phí, mỗi năm, gia đình anh Mạnh thu về 500-700 triệu đồng.
Tương tự, anh Phan Ngọc Tú ở thôn Xuân Hòa, xã Vân Hòa cũng chăn nuôi đà điểu quy mô lớn. Vốn là kỹ sư Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT), anh về mở rộng chăn nuôi đà điểu tại quê hương. Theo anh Tú, việc chăn nuôi đà điểu không quá khó với người dân Ba Vì và một số nơi nhưng “đầu ra” sản phẩm là thách thức lớn. Giai đoạn đầu khi mới nuôi, đà điểu đến kỳ xuất chuồng khó bán vì người dân còn lạ nên e ngại khi mua.
“Do đó, khi mở rộng chăn nuôi, tôi xác định phải chăn nuôi quy mô khép kín ngay từ đầu để chủ động trong mọi khâu”, anh Tú chia sẻ.
Theo đó, ngoài đầu tư chăn nuôi đà điểu quy mô 100 con trên diện tích 2ha, anh Tú còn đầu tư cơ sở ɠiết ᴍổ tập trung, thu mua đà điểu của các hộ dân trong vùng về ɠiết ᴍổ, chế biến thành phẩm với thương hiệu đà điểu Tú Hường, sản phẩm đã đạt OCOP 3-4 sao tùy dòng sản phẩm, được khách hàng tin tưởng, lựa chọn. Sản phẩm thịt, giò đà điểu Tú Hường được nhiều du khách đến tham quan Ba Vì mua về làm quà. Khi giới thiệu tại các hội chợ, đặc sản này của địa phương cũng được người tiêu dùng đánh giá cao.
- 3 cách giao tiếp ở gia đình có những đứa trẻ ngoan
- Bất hiếu với cha mẹ: Dù có đội bao nhiêu vương miện cũng chẳng thể nào có ánh hào quang
- 4 kiểu đồ công sở đã lỗi mốt chị em chớ có diện hoài, vừa già sưng xỉa vừa cứng nhắc vô cùng
- Kom Tum: Một tỷ phú nông dân đi xe ô tô tiền tỷ, nuôi heo như thế nào mà thu 12-14 tỷ/năm?
- Đà Nẵng: “Phù phép” cây mọc dại ven đường thành bonsai bạc triệu, mỗi tuần bán 20 cây cũng kiếm bộn tiền