Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
261 lượt xem

Bác sĩ tiết lộ tần suất làm ‘chuyện ấy’ tốt nhất cho từng độ tuổi

“Chuyện ấy” là nhu cầu sinh lý của mỗi người và hầu hết mọi người đều làm nó theo nhu cầu, thói quen mà ít quan tâm bao nhiêu là đủ, tần suất ra sao để khỏe mạnh.

Theo bác sĩ Zheng Nina (Đài Loan, Trung Quốc): “Y học cổ truyền hay hiện đại đều cho rằng quan hệ tình dục thường xuyên có thể là chìa khóa cho sức khỏe tốt. Nếu không quan hệ hoặc làm việc này quá muộn, quá lâu không quan hệ có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất và tinh thần.

Tuy nhiên, điều quan trọng là tần suất phải phù hợp với thể trạng và nhất là độ tuổi. Trong khi trên thực tế, hầu hết mọi người đều làm nó theo nhu cầu hoặc điều kiện cho phép, thói quen mà ít quan tâm tới tính khoa học”.

Những tác hại của việc lâu không làm “chuyện ấy”

Không phải ai cũng biết những tác hại của việc không làm “chuyện ấy”. Thực tế là nó ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất, tinh thần và các mối quan hệ ở mọi giới tính.

Ảnh hưởng về sức khỏe thể chất:

“Quan hệ thường xuyên có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe nhất định như cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, giảm huyết áp, giảm mức độ căng thẳng và ít nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy một số lợi ích sinh lý của tình dục như thủ dâm cũng giúp giảm căng thẳng. Và đương nhiên, nếu rất lâu không làm chuyện ấy thì bạn sẽ không nhận được những điều này” – bác sĩ Zheng Nina cho biết.

Với nam giới, việc rất lâu không làm “chuyện ấy” làm tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến. Các nghiên cứu tại Mỹ năm 2016 cho thấy, những người đàn ông xuất tinh ít nhất 21 lần mỗi tháng có nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến thấp hơn so với những người xuất tinh 4 – 7 lần mỗi tháng. Xuất tinh thường xuyên có thể loại bỏ các chất có hại từ tuyến tiền liệt, có thể ngăn ngừa sự hình thành các khối u.

Hơn nữa, đàn ông không thường xuyên làm “chuyện ấy” có khả năng bị rối loạn cương dương cao gấp đôi so với đàn ông làm “chuyện ấy” mỗi tuần một lần hoặc hơn. Vì dương vật là một cơ bắp nên việc giao hợp đều đặn có thể giúp duy trì hiệu lực theo cách tương tự như cách tập thể dục giúp duy trì sức mạnh.

Còn với phụ nữ, quan hệ đều đặn giúp tăng lưu lượng máu đến vùng chậu và độ ẩm tự nhiên của âm đạo. Nó cũng có thể tăng cường cơ sàn chậu hỗ trợ bàng quang, cải thiện chức năng bàng quang và giảm tiểu không tự chủ và rò rỉ. Tình dục còn có thể là một phương thuốc hiệu quả để giảm đau, chẳng hạn như đau bụng kinh, đau cơ hoặc đau đầu. Làm “chuyện ấy” thường xuyên giúp chị em giảm nguy cơ rối loạn co thắt âm đạo, rối loạn nội tiết, mãn kinh sớm, khô âm đạo, lãnh cảm… Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho rằng không quan hệ trong thời gian dài làm suy giảm miễn dịch, đẩy nhanh lão hóa.

Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần:

Làm “chuyện ấy” thường xuyên là một phần quan trọng đối với hạnh phúc tình cảm cá nhân, tuy nhiên điều này có thể không đúng với tất cả mọi người. Khi kiêng quan hệ ở trạng thái không tự nguyện, một số người có thể cảm thấy những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần.

Bác sĩ tiết lộ tần suất làm “chuyện ấy” tốt nhất cho từng độ tuổi, nghe xong nhiều người sẽ bất ngờ- Ảnh 2.
Ngoài sức khỏe thể chất, không làm “chuyện ấy” trong thời gian dài còn ảnh hưởng tới tinh thần, mối quan hệ cặp đôi (Ảnh minh họa)

Không làm “chuyện ấy” khi đang trong một mối quan hệ có thể khiến một người cảm thấy bất an hoặc lo lắng. Thậm chí, thiếu quan hệ quá lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm hay các bệnh tâm thần liên quan tới rối loạn nội tiết tố.

Ảnh hưởng tới các mối quan hệ:

“Đương nhiên, có những mối quan hệ lãng mạn vẫn có thể duy trì tốt mà không cần tới tình dục, nhưng không thể phủ nhận rằng nó ảnh hưởng xấu tới hạnh phúc, sự gần gũi của cặp đôi” – Zheng Nina nói.

Ngoài ra, bản thân việc lâu không làm “chuyện ấy” còn có thể khiến một người trở nên ít tha thiết với các mối quan hệ khác giới. Họ có thể sợ yêu, không hứng thú với việc xây đắp gia đình hoặc có cái nhìn lệch lạc về các cặp đôi khác.

Làm “chuyện ấy” tần suất như thế nào là phù hợp?

Một lần nữa, bác sĩ Zheng Nina nhấn mạnh rằng tần suất quan hệ tình dục có thể linh hoạt với từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố chung để chúng ta tham khảo sao cho “chuyện ấy” vừa phải, tốt cho sức khỏe. Phổ biến nhất chính là chia theo độ tuổi:

– Độ tuổi 20: khoảng 4 ngày 1 lần.

– Độ tuổi 30: khoảng 8 ngày 1 lần.

– Độ tuổi 40: khoảng 16 ngày 1 lần.

– Độ tuổi 50 trở lên: khoảng 21 – 30 ngày ngày 1 lần.

Bà cũng nhấn mạnh rằng điều này tương đương với việc càng về già thì tần suất quan hệ sẽ càng giảm. Nhưng đừng cho rằng sau 50, 60 tuổi thì không nên làm “chuyện ấy”. Ngay cả khi không đáp ứng được mức tần suất trên, các cặp đôi cũng hãy cố gắng quan hệ đều đặn ít nhất vài lần mỗi năm để tăng cường sức khỏe và gắn kết tình cảm.

Còn với các cặp đôi trẻ, cũng nên tiết chế và không làm “chuyện ấy” quá nhiều lần trong 1 khoảng thời gian ngắn. Bởi vì sau lần quan hệ đầu tiên, khả năng hưng phấn của dương vật nam giới giảm đi rất nhiều. Nếu ngay lập tức kích thích để cương cứng trở lại sẽ dễ gây rối loạn chức năng tự chủ, sung huyết tuyến tiền liệt, làm giãn và giãn nở các ống tuyến, gây nguy hiểm cho tuyến tiền liệt.

Làm “chuyện ấy” liên tục cũng gây ra sung huyết vùng chậu ở phụ nữ trong thời gian dài, thậm chí phải mất 4 – 6 giờ mới giảm bớt. Lâu dần, chị em dễ bị trướng bụng dưới, đau, mắc chứng đau bụng kinh và nhiều bệnh phụ khoa khác.

Chưa kể, đời sống tình dục thường vào ban đêm. Trong khi thiếu ngủ đêm lâu ngày cũng có thể làm giảm chức năng của tuyến yên trước, tăng gánh nặng cho tinh hoàn và đẩy nhanh quá trình lão hóa ở nam giới. Đối với phụ nữ, quan hệ quá nhiều có thể khiến bộ phận sinh dục bị đau và sưng tấy, tăng tiết dịch và tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Còn với nam giới, nó còn dẫn đến các bệnh lý như đau nhức dương vật, đau lưng, rối loạn cương dương, viêm nhiễm nam khoa. Ngoài ra, quan hệ mà không có màn dạo đầu, quá thô bạo, sai vị trí hoặc sai tư thế cũng là những sai lầm thường gặp ở người trẻ.

Bài viết cùng chủ đề: