Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
132 lượt xem

Bài học thức tỉnh: Ba mẹ đừng quá mải mê kiếm tiền mà quên cách dạy con

Tôi hi vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp các bậc làm cha mẹ có thêm góc nhìn mới về ranh giới vô cùng mong manh giữa việc kiếm tiền để lo cho con có cuộc sống tốt hay là chối bỏ việc nuôi dạy con cho ông bà và nhà trường.

Tôi là Hoa, 39 tuổi ở Hà Nội.

Tôi có một cô con gái năm nay 16 tuổi, mấy tháng trước tôi phát hiện ra con mình bắt bắt đầu nói dối ba mẹ, biết yêu đương trai gái, có những cuộc tụ tập đến khuya, chặn ba mẹ trên MXH. Nó giờ rất lì, không thể nói chuyện riêng hay tâm sự bằng đủ mọi cách, hết lần này đến lần khác bạn ấy chống đối không nghe lời ba mẹ.

Gần đây tôi và con có cuộc tranh cãi khi tôi thấy đơn hàng vài triệu đồng chưa bóc hộp ở bàn ăn. Tôi bắt đầu la mắng con, nói cho con rất nhiều về việc phải biết chi tiêu hợp lý. Sau đó có bàn về cách ăn mặc của con quá lố lăng nên con đã bỏ nhà đi, bảo với gia đình là đến nhà bạn thân, nhưng tôi nghĩ con đi với người yêu. Gia đình có liên lạc nhưng con bảo ở nhà bạn vài ngày rồi về.

Tôi rất bế tắc khi mình luôn cố gắng dành những điều tốt nhất cho con, vậy mà con mình lại không biết trân trọng những điều nó được hưởng thụ hơn chúng bạn.

Đứa con trai 6 tuổi thì nghiện điện thoại, youtube, được ông bà chiều quá đâm ra mắng và đánh lại ba mẹ khi không vừa ý. Ông bà thì luôn oán trách chúng tôi không quan tâm con cái, lúc nào cũng chỉ kiếm tiền, chính vì vậy ông bà lại càng chiều chuộng 2 đứa.

Tôi đã từng nghĩ, chỉ cần cố gắng kiếm thật nhiều tiền, thuê cho con gia sư riêng và chọn trường học có tiếng thì tương lai của con sẽ thành tài. Chỉ vì thế mà vợ chồng tôi đã cố gắng làm việc ngày đêm, buôn ba khắp nơi để có tiền.

Mỗi tối về nhà với cảm giác mệt mỏi, hai vợ chồng chỉ biết ôm điện thoại và laptop để xử lý công việc đến khuya. Sáng sớm thì vội đi làm cho đúng giờ, việc đi học của các con đã có chị giúp việc lo lắng nên ba mẹ cũng không cần phải quan tâm nhiều. Đến cuối kỳ chúng tôi chỉ cần biết thành tích học tập của con thế nào, được bao nhiêu điểm, xếp thứ mấy lớp là được. Dựa vào đó để khen hay chê chúng.

Giờ đây tôi nhận ra mình mất kết nối với các con, tôi không quan sát chúng để nhận biết tính cách như thế nào để dạy con và định hướng cho chúng. Mà chỉ lao đầu đi kiếm tiền giờ vẫn còn cơ hội để học lại cách làm mẹ.

Tôi biết đầu tiên tôi phải kết nối lại với con, hiểu con, quan sát con để biết con mình thực sự cần gì?

Tôi biết được rằng:

Từ 1-10 tuổi là giai đoạn vàng để dạy con, đây là thời gian con hình thành nhân cách sau này của con. Bởi vậy, một đứa trẻ được học trong môi trường tốt và nhận được sự quan tâm, dạy dỗ từ bố mẹ sẽ có quá trình phát triển tâm lý tốt hơn, gắn liền với những thói quen, nếp sống. Con sẽ hình thành những hành vi có ý thức, phát triển tâm lý của con nên cần rất nhiều sự quan tâm từ thầy cô và gia đình.

Từ 10 -18 tuổi là giai đoạn dạy con khó khăn hơn, vì con biết lý luận và tư duy, học bằng não trái nhiều hơn, cha mẹ cần quan sát con và bắt đầu trao quyền cho con. Vì giai đoạn này là giai đoạn mạch dẫn truyền hẹp của não phải đóng lại, dạy con phải ít một, từ từ và định hướng cho con.

Vì vậy việc dạy con từ sớm vô cùng quan trọng, đừng để khi “nước đến chân mới nhảy” như tôi giờ cứu vãn thật sự khó khăn. Thậm chí tôi đã vô tình tạo cho con những tổn thương mà khó có thể chữa lành. Vì vậy những bậc cha mẹ hãy cố gắng quan tâm đến con, yêu thương đúng cách vì tiền có thể mua nhà đẹp, xe hơi sang trọng, nhưng không thể mua những đứa trẻ trưởng thành.

Câu chuyện của tôi sẽ là một bài học cho ba mẹ nào đó có thể xem lại cách dạy con, kết nối với con và cho mình những kiến thức dạy con đúng đắn để con mình không bị thiếu thốn tình cảm và tâm lý lệch lạc.

Ba mẹ là Nhân – Con là Quả, Ba mẹ biết cách dạy con, con sẽ trưởng thành và sống một đời ý nghĩa. Vậy nên việc dạy con trước hay là việc dạy chúng ta trở thành ba mẹ trước. Các bậc phụ huynh suy ngẫm thêm nhé.

Bài viết cùng chủ đề: