Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
119 lượt xem

Bình Phước: Thanh niên 9X thu tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi gà chạy bộ, cho ăn chay, ăn cỏ

Từng làm công nhân trong nhà máy, tuy nhiên cứ “khô mồ hôi là hết tiền”, nên anh Lê Hải Văn quyết định về quê ở ấp Thanh Trung (xã Thanh Lương, TX. Bình Long, Bình Phước) để nuôi gà. Từ thử nghiệm, anh đã tìm ra mô hình nuôi gà độc đáo, cho gà chạy bộ, kết hợp cho ăn cỏ… Gà mạnh khỏe, chất lượng thịt tốt giúp anh thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.

Cho gà chạy bộ và ăn chay

“Nuôi thử” của Văn là 1.000 con gà thả cho “chạy bộ” trong khu vườn rộng 1.000 m2. Văn vay mượn bố mẹ, họ hàng để có khoản vốn khoảng 300 triệu đồng đầu tư cho trại nhà. Để chất lượng gà thịt được nâng cao, thịt săn chắc, bán được giá, Văn chú trọng cả về giống gà, thức ăn cho gà, môi trường chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnɦ. Anh nhập giống gà Minh Dư ở Bình Định. Con gà được 2 ngày tuổi, sau khi chích vắc xin đầy đủ thì được “ngồi” ô tô từ Bình Định về tới Bình Phước.

Thức ăn được Văn tới nhà máy nhập tận gốc, từ đó lấy được nguồn cám loại tốt cho gà, giá thành không bị đội lên qua trung gian. Đặc biệt, ngoài thức ăn đã chế biến sẵn, anh cắt cỏ voi lùn, giống cỏ có lượng đạm cao mọc rất nhiều ở quê mình cho gà ăn để cung cấp thêm chất dinh dưỡng.

“Gà được ăn thức ăn tốt, “chạy bộ” trong vườn rộng sẽ săn chắc lại. Thông thường, sau 100 ngày, gà mái với trọng lượng từ 1,7 kg, gà trống từ 2,4 kg được xuất chuồng. Đầu mối thu mua sẽ vào tận trại để mua. Kinh nghiệm là nhìn đàn gà với lông bóng mượt, cựa dài, nhanh nhẹn, khỏe mạnh là gà cho thịt chắc, thơm ngon”, anh Văn cho biết.

Một ngàn con gà đầu tiên thành công, Văn tiếp tục nhân rộng đàn gà lên. Trước đây, anh từng thử nuôi gà giống song thất bại. Do đó, anh tập trung vào gà thả vườn lấy thịt bởi nhu cầu từ thị trường luôn dồi dào, sức tiêu thụ lớn.

Bác sỹ thú y không bằng cấp

Văn tuổi gà (sinh năm 1993), anh chỉ học hết lớp 12, không qua trường lớp nào về nông nghiệp, chăn nuôi hay thú y. Nhưng như một cơ duyên, anh nuôi gà rất thành công. Bí quyết nào vậy? Văn cho hay, anh ăn cùng đàn gà, ngủ cũng nghĩ về gà.

Anh đọc sách, học kinh nghiệm của người đi trước. Quan trọng nhất, tất cả những kiến thức anh có đều là kinh nghiệm từ thực tế, miệng hỏi – mắt nhìn – tay làm, học hỏi theo những cô chú bà con chăn nuôi như anh ở quê nhà.

Vốn chăm chỉ, thông minh, Văn học hỏi rất nhanh tất tần tật kiến thức về gà, từ những bệnɦ thường gặp, cách chích vắc xin tới cả cách giải phẫu cho gà, cách “đánh tɦuốc”. Văn ôm gà ra, tự tay ᴍổ gà, học những người chú của mình cách nhìn nội tạng gà để bắt bệnɦ, mua loại tɦuốc phù hợp.

Nhìn màu sắc ruột của gà, manh tràng hay cuống họng con gà, Văn đều biết gà đang bệnɦ gì. Đồng thời, nhờ liên kết với nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, gà của anh được xét nghiệm H5N1 và được chích ngừa vắc xin đầy đủ, có giấy kiểm dịch trước khi xuất chuồng cho các bên thu mua.

“Các bệnɦ thường gặp ở gà là cầu trùng, đường ruột, tả, bệnɦ ORT (bệnɦ hô hấp cấp tính khiến con gà như bị ho). Tới giờ, tôi tự tin là có thể giải phẫu và chẩn đoán đúng tới 99,9% bệnɦ ở gà”, Văn nói.

Để được kết quả khả quan này, dĩ nhiên Văn đã trải qua nhiều thất bại. Sau lần nuôi 1.000 con gà đầu tiên thành công, anh bắt tay gầy dựng đàn thứ 2, gà gặp dịch tả, chưa biết cách cho uống thuốc. Sau một đêm, 300 con gà chuẩn bị xuất chuồng lăn đùng ra cɦết.

Hay có đợt, thương lái thu mua chậm, tới hơn 4 tháng mới có thể bán được gà (bình thường là 3 tháng 10 ngày), trong khi vẫn phải cho gà ăn mỗi ngày khiến anh bị lỗ vốn. Những kinh nghiệm đó đều giúp Văn dạn dày hơn trong quá trình làm chủ.

Tới nay, sau 7 năm chăn nuôi, trên 8.000 m2 trang trại ở ấp Thanh Trung, trung bình Văn nuôi 10.000 con gà mỗi đợt. Có thời điểm cao nhất, anh nuôi tới gần 20.000 con. Anh trở thành thành viên câu lạc bộ chăn nuôi gà của xã, được Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học – Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “gà thả vườn Thanh Lương”.

Sau thành công từ trang trại nuôi gà, từ năm 2022, Lê Hải Văn còn mở rộng sang lĩnh vực nuôi heo. Hiên anh có trang trại nuôi 100 con heo. Anh còn tìm tỏi để chủ động sản xuất nguồn thức ăn. Tận dụng nguồn phân bón để phát triển các loại tiêu, điều, cao su, keo… trồng xung quanh trang trại. Hướng đi bền vững này giúp trang trại chủ động từ sản xuất đến thị trường, không lo được mùa rớt giá.

Bài viết cùng chủ đề: