Là giống heo bản địa được nuôi từ rất lâu tại địa bàn các xã miền núi của huyện Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, đến nay nhiều bà con vẫn tiếp tục bảo tồn nguồn gen quý – heo đen Bình Thuận để tăng thu nhập cho gia đình.
Một trong những người tâm huyết bảo tồn giống heo cỏ ở miền núi này là ông Đào Thanh Bình, 54 tuổi, ở Đông Giang, huyện Hàm Thuận Bắc. Đàn heo của ông có hơn 100 con và được thả rong trong vườn cao su kề chân đồi.
“Như heo rừng, chúng thích cỏ non, rau củ mọc tự nhiên và rất khoẻ. Nuôi theo kiểu bán hoang dã, heo chậm lớn nhưng thịt rất ngon, nhiều nạc”, ông Bình nói và cho biết mùa nắng ít rau cỏ tự nhiên, ông nấu thêm cháo (cây khoai môn, chuối, bắp, cám) để bổ sung thêm nguồn thức ăn cho chúng.
Bầy heo nhà ông Bình
Trước đây người dưới miền xuôi chưa biết giống heo này, nhưng đến nay gần như năm nào họ cũng lên đây tìm mua mang về ăn Tết. Nhận thấy nhu cầu thực phẩm nuôi trồng bằng hữu cơ ngày càng được ưa chuộng, gần đây ông cũng như bà con trong làng gầy giống nhiều hơn để tăng đàn, ông chia sẻ.
Loài này đẻ một năm hai lứa, mỗi lần 7-8 con. Mỗi năm, ông Bình bán bớt gần 100 con cho dân quanh vùng làm giống với giá 700.000-800.000 đồng một con. Còn heo lớn từ 20 kg trở lên giá 150.000 đồng một kg. Một năm ông thu từ đàn heo khoảng 120 triệu đồng, trừ chi phí thức ăn và công chăm sóc, lãi chừng 60-70 triệu đồng.
“Nguồn thu từ nuôi heo đen cùng vườn cao su, vườn điều, giúp gia đình có kinh tế khá hơn”, ông Bình nói.
Ngoài ra, những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện đã đầu tư phát triển nghề chăn nuôi heo đen, chị Phạm Thị Hồng Thắm, ngụ thôn Dân Hòa, xã Thuận Hòa ở huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) chia sẻ.
Đàn heo nái nhà chị Thắm
Nhu cầu của thị trường ngày càng tăng cao, tiêu thụ mạnh bởi thịt heo đen có vị thơm ngon rất đặc trưng. Bên cạnh đó, heo đen có ưu điểm có khả năng thích nghi cao, chống chịu các bệnh̴, dễ chăm sóc, thức ăn có thể tận dụng tối đa từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp nên nhu cầu cung cấp heo con giống rất cao.
Đàn heo đen của gia đình chị Thắm hiện đang có hơn 100 con, trong đó có 13 heo nái giống. Đàn heo đen được nuôi nhốt trên diện tích đất rộng khoảng 1.000 m2. Trên diện tích chăn nuôi này chị Thắm trồng nhiều cây trứng cá nhằm tạo bóng râm, che mát và có ao nước cạn để heo tự tắm mát; xung quanh được bao quanh bằng lưới B40, không cho heo ra bên ngoài.
Phương thức chăn nuôi heo này phù hợp với đặc tính của loài heo đen truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao chăn nuôi thả rông. Do được bao bọc lưới B40, thuận lợi cho việc chăm sóc heo đen theo đúng quy trình, kỹ thuật, cho ăn đầy đủ chất, ngày 3 lần, thức ăn được nấu chín từ các loại rau xanh, kết hợp gạo, bắp…cùng thực hiện tiêm chủng định kỳ, kiểm soát được dịch bệnh̴ nên đàn heo phát triển tốt.
Chị Thắm chia sẻ thêm, mỗi năm heo đen nái đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 7 – 10 con. Tính ở mức thấp mỗi lứa 7 con, thì mỗi năm 13 heo đen nái sẽ cung cấp khoảng 182 heo con giống.
Trung bình, heo đen con giống sau 2 tháng tuổi, bán cho người chăn nuôi heo thịt, với giá bán heo giống dao động từ 800.000 – 1.000.000 đồng/con, trừ chi phí, thu lãi hơn 100 triệu đồng/năm.
- Hà Nội: Công trường thi công cầu vượt chữ C đầy ngổn ngang
- Đất nền làng quê Hà Nội có dấu hiệu sốt ảo, tăng vọt lên 100 triệu đồng/m2
- Ông nông dân ở Hà Nội đạt doanh thu khủng hơn 50 tỷ/năm nhờ đổi mới, áp dụng công nghệ cao hiện đại cho trang trại gà
- Tuyệt kỹ nuôi cua đồng siêu lãi nhờ nguồn thức ăn dễ kiếm mà chất lượng cao
- Xe ô tô có một đèn lùi cần làm gì để không bị trượt đăng kiểm?