“Tôi chọn trồng giống tre tứ quý vì cây cho ra măng quanh năm, trong khi những loại tre khác chỉ ra một mùa. Hơn nữa măng tre ra nghịch vụ nên giá bán cao hơn”. Đó là lời chia sẻ của ông Lê Thanh Sơn (sinh năm 1971), thôn Thanh Linh, xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận.
Hòa trong ánh nắng ban mai của những ngày cuối năm, tôi đứng ở “rừng” tre xanh ngát, hít hà không khí trong lành giữa bầu trời. Vô số những tia nắng vàng xuyên qua kẽ lá, xuyên qua hạt sương còn đọng lại, lấp lánh sắc màu xuống thảm thực vật dưới gốc tre. Từng búp măng đã nhô cao khỏi mặt đất, to tròn chờ người tới thu hoạch, bán tết…
Trồng tre hữu cơ trên vùng đất cằn
“Tôi chọn trồng giống tre tứ quý vì cây cho ra măng quanh năm, trong khi những loại tre khác chỉ ra một mùa. Hơn nữa măng ra nghịch vụ nên giá thành cao hơn”. Đó là lời chia sẻ của ông Lê Thanh Sơn (sinh năm 1971), thôn Thanh Linh, xã Tân Phước, thị xã La Gi.
Ông Lê Thanh Sơn
Vùng đất này vốn có khí hậu hanh khô, ít mưa, nhiều nắng. Bên cạnh vấn đề nước tưới, đó còn là vùng thổ nhưỡng nhiễm phèn, không mấy màu mỡ. Với ông Sơn, từ nhỏ đã gắn bó với lũy tre làng, lại thêm niềm đam mê làm nông nghiệp, đã hun đúc ý chí của ông về một loại cây trồng hiệu quả.
Thế nhưng, do diện tích đất của gia đình khô cằn, nên các loại cây trồng như keo lá tràm, thanh long không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Do đó ông Sơn trăn trở, tìm tòi loại cây nào dễ thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, và giống tre tứ quý là sự lựa chọn.
Theo chia sẻ của chủ vườn, giống tre tứ quý có nguồn gốc từ Đài Loan, được ông tìm mua ở Đồng Nai. Hiện nay, 25 ha cây tre tứ quý đã bước sang năm thứ 3, cho thu hoạch búp măng quanh năm, năng suất hiện tại 1 ha từ 30 – 50 tấn măng vỏ/năm (tùy điều kiện chăm sóc), với giá bình quân 10.000 – 15.000 đồng/kg, phân phối cho các thương lái ở địa phương và thị trường TP. Hồ Chí Minh.
Hàng ngày vào giữa trưa, khi ngồi nghỉ mát dưới bóng cây tre phủ kín, ngắm nhìn cơ ngơi xanh ngát của mình, chủ trang trại này cảm thấy nhẹ nhõm, tạm hài lòng.
Ông Sơn bộc bạch: “Tôi đã suy nghĩ tại sao không trồng tre, loài cây vốn gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam. Đây là loại cây dường như thích nghi với mọi loại đất, kể cả đất nhiễm phèn như ở Tân Phước. Chúng vừa cho thu hoạch sản phẩm vừa cải tạo được đất, môi trường. Ngoài cây tre, tôi còn trồng thêm hàng trăm cây dừa xiêm xanh, nuôi cá trong ao tưới và nuôi heo rừng, nhím, dê để ăn phụ phẩm từ tre theo mô hình sản xuất, chăn nuôi khép kín, hữu cơ mang lại hiệu quả cao”.
Măng là loại thực phẩm quen thuộc của mỗi gia đình, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Với nông dân Lê Thanh Sơn luôn tâm niệm thực phẩm phải sạch, độ an toàn cao để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, vườn tre được ông trồng theo hướng hữu cơ, chủ yếu bón phân gà ủ hoai, không dùng tɦuốc bảo vệ thực vật và sử dụng hệ thống tưới nước tự động từ ao nuôi cá để cung cấp chất dinh dưỡng tự nhiên cho cây.
Măng sạch vươn xa
Đặc điểm của măng tre tứ quý là vỏ xanh, thịt trắng, càng nấu chín măng càng ngọt. Măng không chỉ là món ăn giàu hương vị, mà còn rất bổ dưỡng, đóng góp một lượng chất xơ, kali, mangan và chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Đáng nói, hầu như tất cả các bộ phận của măng tre tứ quý đều sử dụng được. Măng thu hoạch dạng còn vỏ hoặc luộc thành phẩm được thị trường trong và ngoài tỉnh khá ưa chuộng. Vỏ măng khi nấu chín làm thức ăn nuôi heo rừng lai và nhím.
Thân cây tre dùng để nuôi con nu, bột tre cho cừu ăn. Cành tre sau cắt tỉa sẽ được đưa vào máy cắt nhỏ tạo thành thảm thực vật dưới gốc cây…
Bằng kinh nghiệm của mình, hiện ông Sơn với vai trò là Giám đốc HTX măng tre tứ quý Tân Phước, đã tư vấn, hướng dẫn kinh nghiệm cho 11 hội viên về con giống và trồng tre tứ quý trên đất bạc màu. Thời điểm này các thành viên HTX đã trồng khoảng 25 ha tre tứ quý và được HTX bao tiêu sản phẩm.
Đáng phấn khởi, thời gian qua đã có một số tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học tập mô hình và đặt mua cây giống tại vườn ươm tre tứ quý này để nhân rộng. Theo chia sẻ của chủ vườn, thu nhập bình quân hàng năm từ măng tre tứ quý, dừa xiêm và chăn nuôi tuần hoàn tại gia đình, sau khi trừ chi phí thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm.
Dân Việt
- Vợ để con 5 tháng ở nhà để vào ca đêm, bố đi từ 6 giờ chiều đến 3 giờ sáng mặc con khóc khản giọng
- Xót xa cảnh mẹ già gần 80 tuổi lầm lũi nuôi con bệnh tật: Chưa bao giờ được ngủ ngon giấc
- Bộ giao thông muốn rút ngắn thời gian thu phí BOT quốc lộ 51
- Một nông dân ở Hà Nội có thể thu lợi từ 900 triệu đến 1,1 tỷ đồng mỗi năm nuôi nhờ loài thú lạ
- Bao lâu thì phải thay ắc quy ôtô?