Theo tâm lý, 3 câu này rất hiệu quả.
Mỗi một đứa trẻ đều là báu vật của cha mẹ. Khi trẻ đến tuổi đi học mẫu giáo, việc con không còn ở bên cạnh mình mà phải rời xa, đến một môi trường mới sẽ khiến bố mẹ đầy lo lắng. Nó là một thử thách đối với trẻ khi bắt đầu đi học nhưng cũng là một “bài kiểm tra khó khăn” đối với các bậc cha mẹ.Trong giai đoạn trẻ bắt đầu đi học này, cách mà cha mẹ giao tiếp với giáo viên là cực kỳ quan trọng.
Tutu năm nay ba tuổi, là một đứa trẻ đang đi học lớp mầm non. Ngày thường Tutu rất hiếu động khiến mẹ của Tutu chăm con một mình cảm thấy rất vất vả và mệt mỏi. Người mẹ hy vọng rằng khi Tutu 3 tuổi sẽ gửi con đi học, khi đó mẹ sẽ được thoải mái và dễ chịu hơn.
Cuối cùng ngày đó cũng đến. Mẹ Tutu đã chuẩn bị cho con trai mình quần áo mới, giày dép, vui vẻ đưa con đến trường. Nhưng khi nhìn Tutu nắm tay cô giáo đi vào lớp, mỗi lúc một xa mẹ, mẹ Tutu lại bắt đầu lo lắng. Người mẹ ấy trăn trở rằng, Tutu rất nghịch ngợm, liệu Tutu có bị cô giáo ghét không, có bị các bạn ghét hoặc đánh lại không… Hàng loạt câu hỏi ập đến trong đầu người mẹ.
Chính vì thế, khi về nhà, mẹ của Tutu đã nhắn một tin nhắn đầy lịch sự cho cô giáo rằng: Tutu ở nhà khá nghịch ngợm, xin cô giáo hãy quan tâm tới điều đó một chút nhé. Nếu như có việc gì chị có thể giúp, xin cô giáo cứ nói với tôi, tôi sẽ có mặt ngay.
Mẹ của Tutu muốn gần gũi hơn với giáo viên để tìm hiểu về các vấn đề thích nghi của con mình ở trường mẫu giáo và có mối quan hệ tốt hơn với giáo viên.
Ngày đầu tiên dài dằng dặc cuối cùng cũng đã kết thúc. Tutu xuất hiện ở cổng trường. Mẹ của Tutu tới đón con và cảm ơn cô giáo. Sau đó, người mẹ đã hồi hộp, hỏi cô giáo rằng con có ngoan không, có cần khắc phục điều gì không. Cô giáo mỉm cười và nói: Tutu rất tuyệt, độc lập và còn rất tốt bụng nữa. Cô giáo cũng động viên mẹ Tutu rằng, chị hãy thoải mái đi, thư giãn đi, đừng quá căng thẳng với bé. Chính sự động viên, khích lệ đó sẽ giúp trẻ thích nghi nhanh với môi trường mới thôi.
Câu chuyện của người mẹ này không phải là cá biệt. Hầu hết mọi bà mẹ khi có con bắt đầu đi học đều sẽ nhàn rỗi hơn nhiều, có nhiều thời gian cho bản thân để làm những việc mình thích mà trước đây vì bận chăm con không làm được. Thế nhưng cùng với đó lại là những nỗi lo toan ập đến.
Có một số gợi ý cho phụ huynh như sau:
Đôi khi có rất nhiều việc không phải là trẻ không thể làm được nếu không có cha mẹ, chỉ là chính cha mẹ đã không cho bé cơ hội đó vì nghĩ rằng con không thể tự xoay sở. Đôi khi những gì trẻ có thể làm còn vượt quá sức tưởng tượng của bố mẹ. Do đó, hãy động viên và tin tưởng con nhiều hơn nhé. Con sẽ dành tặng lại cho bố mẹ những món quà đầy bất ngờ.
Chuyên gia cũng chỉ ra rằng, khi con bắt đầu đi học, có 3 điều bố mẹ nên nói với giáo viên để con mình được quan tâm và săn sóc nhiều hơn.
Thứ nhất: Con tôi nghịch ngợm, xin hãy lưu ý cháu một chút
Khi bố mẹ trao đổi như vậy, nghĩa là đã gửi đi thông điệp muốn cô giáo quan tâm đến con mình nhiều hơn một chút. Thật ra, dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, cô giáo cũng có thể ít nhiều nắm bắt được đặc điểm của từng trẻ. Nhưng sự trao đổi như vậy của gia đình sẽ giúp cô giáo lưu tâm tốt hơn tới những bạn mới đi học.
Thứ hai: Nếu có gì đó cần tôi giúp, xin hãy cứ nói với tôi
Trong những ngày đầu con đi học, sự quan tâm của các bậc phụ huynh thể hiện trọn vẹn sự nhiệt tình của họ đối với nhà trường, đồng thời thể hiện tình yêu thương vô bờ bến dành cho con.
Nếu như trẻ gặp một số vấn đề chưa thể thích nghi ngay được, cô giáo lại quá bận rộn với các bạn, gia đình hoàn toàn có thể phối hợp, hỗ trợ cùng với cô giáo để khắc phục những điều này trong giai đoạn trẻ mới đi học. Bạn nên nói với cô giáo về lời đề nghị này để cô giáo cảm thấy được tiếp sức và hỗ trợ.
Thứ ba: Con tôi cần khắc phục hay phát huy điều gì không thưa cô giáo?
Điều này giúp bạn hiểu hơn về tình trạng của con ở trường thông qua lời trao đổi của cô giáo để từ đó thêm tin tưởng, hỗ trợ và giúp đỡ con phát triển hơn nữa tính cách độc lập để. Tính cách độc lập được trau dồi ngay từ khi còn nhỏ và sẽ có lợi cả đời.
Nhìn chung, khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi thứ 3 là trẻ bắt đầu một giai đoạn mới đi học, tương tác với mọi người xung quanh, học cách tự lập. Đây là bước đầu tiên đáng tự hào. Là cha mẹ, bạn cần hướng dẫn tích cực hơn, động viên và tin tưởng con nhiều hơn. Có như vậy con mới tự tin, năng động, khỏe mạnh và hạnh phúc.
- 5 mẹo dân gian nuôi trẻ cực nguy hại, bác sĩ cảnh báo cha mẹ không nên áp dụng
- Quảng Ninh: Kỹ sư trẻ bỏ Thủ đô về làng nuôi gà tiền tỉ, làm giàu trên quê hương
- Con nói ra rả cả ngày, chuyên gia nhận định: "Trẻ càng nói nhiều càng mừng"
- Lo thành "con nợ" cả đời nếu vay nửa tỷ đồng mua nhà
- Mua đất 38m2, tôi "hối hận" khi xây nhà nhiều tầng vì các rủi ro khó lường trước