Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
654 lượt xem

“Bỏ nghìn tỷ để giải phóng, mở rộng mặt đường Láng là bất hợp lý”

“16,7 nghìn tỷ giải phóng mặt bằng thật sự không hợp lý. Mặt cắt đường Láng đang khá rộng, thoáng. Theo tôi, đầu tư các tuyến metro mới là giải pháp giảm phương tiện cá nhân gây ùn tắc”.

Trong báo cáo mới đây được Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội gửi UBND TP Hà Nội, một trong những dự án được đơn vị đề xuất thực hiện là mở rộng tuyến vành đai 2 trên cao và dưới thấp đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy. Theo đó, thành phố dự kiến ưu tiên làm đoạn dưới thấp có quy mô mặt cắt rộng 53,5m, gấp đôi đường Láng hiện tại (đang có mặt cắt mỗi chiều 10,5m), chiều dài 3,8km.

Tổng mức đầu tư dự kiến 17.241 tỷ đồng.

Trong đó, khoảng 16.700 tỷ đồng dành cho chi phí giải phóng mặt bằng, còn lại 541 tỷ đồng là chi phí xây lắp còn với đoạn trên cao, mặt đường dự kiến có chiều rộng 19m, chiều dài 3,8km, tổng mức đầu tư dự toán hơn 3.800 tỷ đồng.

Dự kiến chiều dài tuyến đường Vành đai 2 theo đề xuất của Sở GTVT Hà Nội. (Đồ họa: Hà Mỹ)

Chi phí giải phóng mặt bằng quá tốn kém, bất hợp lý?

Đề xuất táo bạo của Sở GTVT mang theo kỳ vọng về việc giải quyết tối đa vấn đề tắc đường tại một trong những tuyến giao thông có mật độ hàng đầu tại Thủ đô. Tuy nhiên, đối với nhiều người, họ cho rằng việc chi ra số tiền lớn để thực hiện dự án này là tốn kém và rất không hợp lý.

Chủ tài khoản Michel bình luận: “16,7 nghìn tỷ/17,2 nghìn tỷ cho giải phóng mặt bằng thật sự không hợp lý. Mặt cắt đường Láng cũng đang khá rộng, thoáng. Theo tôi, nên tập trung nguồn lực đầu tư các tuyến metro mới là giải pháp giảm phương tiện cá nhân gây ùn tắc”.

“Chi phí giải phóng mặt bằng cao như này thì làm đường trên cao trên sông Tô Lịch tiết kiệm hơn. Làm trụ cầu 2 bên bờ xong gánh cầu ở giữa, không ảnh hưởng tới lưu thông dòng chảy của sông. Đằng nào 2 bờ sông cũng bị lấn chiếm hết làm chỗ để xe rồi”, anh Duy Hiệp phân tích.

Đồng quan điểm, độc giả Nguyễn Duy cho rằng Hà Nội nên dừng việc tạo ra những “tuyến đường ngắn đắt nhất hành tinh”, thay vào đó là xây dựng các tuyến metro, tuyến đường mở rộng đến các vùng ngoại thành, các huyện phía Nam và kết nối đến các tỉnh thành nam đồng bằng. Điều này không những giúp giảm bớt gánh nặng cho giao thông vùng nội đô mà còn giải quyết được chuyện phát triển kinh tế, mở ra các hành lang phát triển mới, giải quyết chuyện thiếu chung cư, an sinh xã hội.

Cũng thể hiện quan điểm không ủng hộ giải pháp này, người dùng Duy Hào bình luận: “Chi phí giải phóng mặt bằng quá lớn, Sở nên xem lại sao cho quy hoạch phù hợp, tránh lãng phí. Đường Láng giờ có 2 đường chạy song song sông Tô Lịch, không tắc đến mức kinh khủng gì, chưa kể hàng xà cừ lịch sử chắc phải cắt chặt thêm nữa thì mới có thể thi công, bất cập vô cùng”.

Giải pháp nào cho trục đường Vành đai 2?

Mang quan điểm phản đối việc thi công dự án trên, độc giả Anh Văn gợi ý giải pháp mới nhằm giải quyết vấn đề tắc đường: “Chúng ta cứ giải quyết phần ngọn tới bao giờ nữa đây? Để hạn chế tắc đường, chỉ có cách chuyển hết các trường đại học ra ngoại thành, bệnh viện lớn cũng vậy. Các bệnh viện cấp quận, huyện chữa bệnh đại trà giữ nguyên, các cơ quan Nhà nước cũng nên như vậy. Những việc trên sẽ kéo lượng lớn sinh viên, người bệnh và người nhà, các phương tiện phục vụ họ ra theo, nó sẽ giống những ngày học sinh sinh viên được nghỉ học, hạn chế rất nhiều”.

“Mở càng rộng càng tăng lưu lượng xe thêm chứ không hết tắc, càng gây áp lực lên Ngã Tư Sở hay các ngã tư khác như Lê Văn Lương, Trần Duy Hưng. Gốc rễ của vấn đề nằm ở mật độ dân cư”, độc giả Phan Lựu chỉ ra vấn đề.

Chung quan điểm, anh Đức Khôi viết: “Tốn tiền nhưng vẫn phải làm vì đây là đoạn đóng hoàn thiện cho Vành đai 2. Chỉ e ngại một điều là Vành đai 2 thông thoáng rồi, phương tiện di chuyển nhanh hơn thì lại gia tăng áp lực cho các nút giao thứ cấp. Nên vấn đề cốt lõi là mật độ dân số quá đông, vẫn là bài toán giãn dân và việc cấp phép xây dựng chung cư phải đảm bảo tỷ lệ nhà ở trên không gian giao thông, không gian xanh”.

“Mở rộng, mở rộng nữa thì vẫn không thể hết ùn tắc. Cách duy nhất là hãy để các con đường đó nguyên vẹn như vậy để làm phố cổ du lịch. Còn số tiền đầu tư lớn như vậy, hãy phát triển hạ tầng các vùng ven để kéo giãn dân số từ nội đô ra ngoại thành, đó là giải pháp tốt nhất hiện nay”, ý kiến của anh Sỹ Đinh.

Còn theo chủ tài khoản Chieucuong, người này đưa ra ý tưởng về việc làm đường phía trên mặt sông Tô Lịch để tiết kiệm chi phí. “Mở rộng đường thì được, nhưng xin đừng chặt cây. Đoạn đường Láng đang nhiều cây, giờ biến đổi khí hậu, nắng nóng khủng khiếp thành phố không thể thiếu cây được, nhất là đoạn đường Láng này toàn cây xanh lâu năm nên được bảo tồn.

Ngoài ra, thay vì giải phóng mặt bằng thì đậy sông lại làm đường có phải hơn không? hôi hám ô nhiễm vậy là cống thành phố chứ sông gì nữa. Cả đường Láng và trục Kim Ngưu – Tam Trinh đều nên làm thế, tốn kém diện tích mà có chứa được bao nhiêu nước đâu”.

“Nhìn vào dự án thấy rằng chi phí làm đường trên cao không quá lớn. Vậy tại sao không tính phương án làm đường 2-3 tầng về phía mặt sông Tô Lịch? Vẫn đảm bảo giữ được không gian dân cư hiện tại, cây xanh hiện tại và mặt sông”, người dùng Tuệ Minh nêu ý kiến.

“Làm đường trên cao đoạn Láng, nối từ đường trên cao Trường Chinh, vượt qua cầu vượt Ngã Tư sở, đến cây xăng vắt qua bờ sông để tránh ga Láng, chạy song song bờ sông, đến Yên Hòa lại qua sông lại. Như thế vẫn giữ được cây xanh, giảm tải đường dưới, giảm tải cho Vành đai 2”, độc giả Trịnh Hoài gợi ý.

Bài viết cùng chủ đề: