Hòa mình theo trào lưu “bỏ phố về quê”- chàng trai trẻ Nguyễn Tự Long sau 3 năm gắn bó với con trâu và đồng ruộng đã quyết định thay đổi lại suy nghĩ của mình. Anh biết bản thân chưa thực sự sẵn sàng để trở thành người nông dân chính hiệu.
Năm 2016, chàng trai quê gốc Quảng Nam chán cảnh Sài Gòn xô bồ nên dự định mua mảnh đất nhỏ làm trang trại, sống xa phố thị. Ngày ấy, Long vay mượn thêm, chồng luôn 600 triệu cho chủ. Từ lúc mua đến lúc nhận đất vỏn vẹn một tháng, không một ai trong gia đình biết gì.
Từ Sài Gòn nhộn nhịp, chàng trai 24 tuổi đến ngủ trong căn nhà lọt thỏm giữa rẫy, không điện, không Internet và cũng chẳng có sóng điện thoại. Đêm đầu tiên ở rẫy, chỉ có tiếng côn trùng rên rỉ, tiếng gió hú. Càng về khuya, trời càng lạnh, Long trùm chăn niệm Phật, chỉ mong trời mau sáng, nghe tiếng động cũng không dám mở chăn ra.
Từ nhỏ, Long quen vất vả nhưng chẳng biết gì về nghề nông. “Tôi không biết cái giáo là cái gì, không biết phát chồi (dùng dao rựa chặt cây, cỏ dại) là sao, cũng chẳng biết tên các loại rau rừng”.
Bỏ phố về rừng nhưng Long nhận ra sự yên tĩnh của tự nhiên không phải lúc nào cũng khiến người ta thanh thản. Một lần, anh dắt bò mẹ để dụ bò con xuống trung tâm xã bán. Sau khi đưa được bò con lên xe đi xa, Long mới tháo dây, dẫn bò mẹ về lại chuồng.
Tối đó, nó rống lên rất dữ, sáng hôm sau chỉ còn lại cái chuồng trống không. Long đi tìm suốt ba ngày mới thấy. Người dân quanh đó kể, đêm nào cũng nghe tiếng con bò lạc kêu thống thiết. Cảm giác tội lỗi giày vò khiến anh nhiều đêm mất ngủ.
Riêng về phần rẫy mà Long mua được thì cây cỏ um tùm. Mùa mưa, khắp người Long chi chít vết muỗi và côn trùng cắn. Anh luôn mang theo chai dầu gió để xoa lên vết cắn và phòng lúc ốm đau chỉ một mình. Khi đã quen với cuộc sống ở rừng, Long sang các rẫy bên cạnh làm thuê để kiếm thêm thu nhập.
Đất rộng, một mình, Long không thể tận dụng hết. Lại có lần, một con bò đực của anh bị người ta chặt mất chân. “Cảm giác đau không tả được”, Long nói. Cuộc sống cô đơn lại cực nhọc, đôi lúc chàng trai muốn buông bỏ để trở lại Sài Gòn. Ở rẫy lâu, tôi như thằng ngố, cô đơn và thèm người”.
Sau cùng, Long quyết định bán hết đàn bò hơn 30 con, thu dọn đồ đạc trở lại Sài Gòn.Trở lại phố thị, Long nhận thấy cuộc sống “vừa thân thuộc, vừa lạ lẫm”. Đi làm cả ngày, đợi đến tháng lương để tiêu xài và thi thoảng phàn nàn về sếp.
Ở rừng ba năm, chàng trai trẻ chiêm nghiệm, nếu muốn về quê, đừng tham nhiều việc, đừng mua đất quá rộng, vì làm không nổi, cực nhọc lại nản lòng và chẳng có thời gian thưởng thức hương vị cuộc sống.
Từ bỏ chốn đô thị ồn ào, vứt sạch mọi sân si để về quê xây một căn nhà nhỏ với mảnh vườn miếng ao, sống hòa mình với thiên nhiên, ngày ngày “nuôi thêm cá và trồng thêm rau” như lời một rapper đã từng viết. Đó hẳn là viễn cảnh mà nhiều bạn trẻ từng cho rằng khá “hay ho” và “này nọ” nhưng thực tế tàn nhẫn lắm, và câu chuyện của Long là minh chứng sống.
Có thể nói, anh bạn này còn quá trẻ nên tùy hứng làm theo ý thích của mình, chưa có kiến thức về nông nghiệp đã đòi làm nông dân, chưa từng cấy lúa, chăn bò, bón phân đã ước mơ có được mảnh vườn trù phú, rồi từ đó hưởng yên bình.
Nhiều người trẻ ngày nay cũng vậy thôi, đọc được mấy quyển sách, mấy bài viết nghe hay hay là nổi hứng anh hùng lên “bỏ phố về quê”. Cuộc sống ở phố ngột ngạt thật, ở quê thanh bình thật nhưng “bỏ phố về quê” không phải là trào lưu giành cho những anh chị mới đôi mươi chưa có gì trong tay mà lại nổi hứng muốn về hưu sớm.
Nếu bạn đang trẻ thì bạn chỉ nên về khi bạn đã bôn ba hết mình ở phố, đã có một số thành công nhất định (kinh tế, mối quan hệ và sự chín chắn), muốn về quê để lập nghiệp giúp cho quê hương hoặc là về sống nhàn nhã tận hưởng (không quan trọng thêm việc kiếm tiền vì mình đã có đủ). Hợp lý nhất thì nên chờ khi mình đã già, con cái đã lớn, mình chán phố thì bỏ về quê an hưởng tuổi già, sống đời nhàn nhã.
Tất nhiên, nói như thế không có nghĩa là chúng ta bị mất niềm tin ở giới trẻ, nhiều người về quê vẫn thành công rực rỡ, lấy ví dụ như câu chuyện của cô gái trồng rau má ở Củ Chi, nay đã sản xuất thành dây chuyền bán buôn khắp thế giới. Nhưng mà trước khi bỏ phố về với ba với má, cô đã chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho mình.
Nên nhớ, ở thành thị hay nông thôn cũng như vậy cả thôi. Bạn chỉ có thể thấy thanh thản, bình yên khi có vừa đủ tiền một chút, tình một chút, việc một chút, trải nghiệm một chút và bắt buộc phải thấy bằng lòng với thực tại. Cuộc sống này cần sự cân bằng trong tư tưởng, chứ không phải “đứng núi này trông núi nọ”.
Bạn ở thành phố, áp lực công việc liền trở nên suy sụp, đòi về quê ở. Đó gọi là “chùn bước” chứ không phải là sự lựa chọn dũng cảm. Ừ thì nhiều lúc bạn stress, mệt mỏi và căng thẳng, những lúc như thế hãy vui vẻ “đưa nhau đi trốn” để lấy lại năng lượng, chứ đừng tùy hứng buông bỏ tất cả đề rồi về quê lại thấy mình trắng tay.
hình ảnh
Tuy nhiên, nhìn ở góc độ tích cực, câu chuyện bỏ phố về quê của Long vẫn mang lại những trải nghiệm quý giá cho vốn sống của anh bạn. Giờ đây Long quay lại chốn đô thị, không phải bởi vì anh thất bại mà anh đã hiểu bản thân mình chưa thật sự sẵn sàng và phù hợp để về quê.
Nhưng biết đâu đấy, khi trở lại Sài Gòn, với những kinh nghiệm (xen lẫn kinh hoàng) sẽ khiến anh thay đổi. Và biết đâu, chính cái quyết định điên rồ ở tuổi 24 sẽ khiến chàng trai thành công rực rỡ sau này. Đời không như là mơ nhưng sống ở đời thì phải có ước mơ trước đã.
- Khởi My: Thần tượng 9X thành streamer, kết hôn không sinh con giờ ra sao?
- 8 câu nói "có sức mạnh" trẻ luôn muốn nghe từ cha mẹ. Bạn đã từng nói những điềᴜ này với con chưa?
- Ô tô chỉ có một đèn lùi: Đúng thiết kế của hãng nhưng vẫn trượt đăng kiểm
- Bố đẻ Hoa hậu Ý Nhi: “Tôi mong bà con cả nước yêu thương, cho cháu cơ hội sửa sai…”
- Cha mẹ ở quê bán dần vì "sốt giá": Con từ thành phố về không mua nổi miếng đất làm nhà.