Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
106 lượt xem

Bỏ phố về quê trồng cỏ lạ, thu hoạch từ lá đến rễ, chăm nhàn mà kiếm hàng chục triệu/tháng

Trồng cây cỏ lạ thu hoạch cả lá lẫn rễ, nhiều người từ người nông dân “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” đã thoát nghèo, thậm chí là làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Cỏ hương bài hay cỏ hương lau là một chủng trong dòng cỏ vetiver – loài cỏ sống lâu năm thuộc họ Hòa thảo, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Loại cỏ này có nhiều ứng dụng trong đời sống như xử lý ô nhiễm và bảo vệ đất, bảo vệ hạ tầng cơ sở ở những vùng lũ lụt, chống xói mòn đất, chống sạt lở, giảm nhẹ thiên tai, dùng làm ống hút cỏ, làm tinh dầu hoặc ứng dụng trong sản xuất đường ray xe lửa, đường cao tốc…

Cỏ vetiver đã được ứng dụng tại hơn 100 nước trên thế giới nhưng tại Việt Nam, loại cỏ này chỉ mới được biết đến thời gian gần đây. Lần đầu tiên cỏ vetiver được giới thiệu đến rộng rãi công chúng là vào năm 2017 tại hội thảo về chống biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Kể từ đó cho tới nay, nhiều nông dân đã không ngừng thử nghiệm trồng loại cỏ này với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại nước ta.

Phần cỏ và phần rễ cây cỏ vetiver.

Chị Nguyễn Thị Thu Hoài (xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) là một trong số những người nông dân 9X khởi nghiệp với cây cỏ vetiver. Ở xã Khánh Hồng, mọi người thường gọi chị với cái tên trìu mến là Hoài cỏ “lạ” vì 5 năm qua, chị gắn bó với nghề trồng cỏ, không chỉ làm giàu cho chính mình mà còn giúp người dân địa phương có việc làm, thu nhập.

Năm 2012, chị Hoài từ bỏ công việc tại một doanh nghiệp tại Hà Nội và tấm bằng đại học danh giá để tìm hiểu về việc khởi nghiệp từ nông nghiệp tại quê nhà Ninh Bình. Sau khi tham gia các hội thảo có giới thiệu cây cỏ vetiver, chị Hoài quyết định lên mạng Internet tìm hiểu về loại thực vật này và đưa về quê trồng thử nghiệm. Chị Hoài thừa nhận, chị không có nhiều vốn liếng và phải dành toàn bộ tiền tiết kiệm, tiền cưới cũng như vay mượn thêm bố mẹ để đầu tư vào dự án này.

Chị Hoài “dám nghĩ, dám làm”, quyết định bỏ phố về quê khởi nghiệp với cây cỏ lạ.

“Lúc mình đưa cỏ về trồng, người dân ai cũng cười không ngớt. Ai cũng bảo quê thiếu gì cỏ mà giờ lại đưa cây cỏ lạ hoắc này về. Liệu có làm nên cơm cháo gì hay rồi cỏ lạ này lại xâm lấn ruộng đồng, lúc đó lại khổ cả xã”, chị Hoài nhớ lại.

Trên diện tích 3 sào đất của gia đình, chị Hoài nhân giống và trồng thử nghiệm nhưng do chưa có kinh nghiệm, cỏ chết nhiều, trồng đến đâu chết đến đó. Ngày ngày, cô nông dân 9X lại hết quan sát, theo dõi cây cỏ vetiver vừa tìm hiểu nguyên nhân sâu bệnh, cải thiện phương pháp canh tác. Đến nay đã hơn 4 năm kể từ ngày những nhánh cỏ Vetiver được chị nhân giống và gieo trồng lần đầu tiên, nó đã thật sự khiến chị Hoài đổi đời.

Theo chị Hoài, kỹ thuật trồng cỏ vetiver không quá khó. Do là cỏ tự nhiên có sức sống mãnh liệt và kháng chịu tốt sâu bệnh, đồng thời đáp ứng tốt thổ nhưỡng cũng như điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nên chị Hoài không cần nhiều công chăm sóc. Chỉ cần làm đất thành luống, đào rãnh trồng đảm bảo đúng khoảng cách hàng trong hồ sơ thiết kế trồng cỏ. Quá trình gieo hạt, cần đặt các tép cỏ vào rãnh với khoảng cách theo yêu cầu, tưới nước đều đặn trong 2 tuần đầu.

Kỹ thuật quan trọng nhất là cỏ vetiver phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng thiên nhiên, do vậy khi trời quá nắng, chị Hoài làm hệ thống che nắng bằng mô phỏng nhà kính. Ngoài ra, ở những vị trí cần cỏ phát triển (đẻ nhánh nhanh), hàng năm về mùa khô cần có chế độ cắt lá và thu dọn cỏ dại, đồng thời bón phân thúc cây ra lá, phát triển rễ phù hợp.

Hiện tại, với một sào cỏ vetiver, chị Hoài sẽ trồng và thu hoạch 80kg rễ khô trong khoảng một năm, tách cây giống trong vòng 6 tháng. Rễ cây khô sẽ cung cấp giống cho các công trình chống sạt lở, giúp bảo vệ hồ đập, kênh mương, đường bộ, bờ sông, bờ hồ thủy điện không bị bồi lấp… Còn cây giống ngoài bán cho những người trồng khác, chị còn lấy lá làm cỏ, làm tinh dầu và thậm chí là nhang đèn. Từ thân đến rễ của cây cỏ vetiver đều được gia đình chị Hoài tận dụng triệt để.

Cùng khởi nghiệp với cây cỏ vetiver của chị Hoài còn có bạn “đồng môn” là anh Huỳnh Văn Thao (xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình). Từ 3 sào đất ban đầu, hiện tại anh Thao đã có 2,5 ha trang trại chỉ trồng cỏ vetiver tại nhà, ngoài ra anh còn có một xưởng sản xuất các chế phẩm từ loại cỏ này. Với giá bán 200.000 đồng/kg rễ cỏ vetiver khô, trừ hết chi phí, thu nhập đã hàng trăm triệu đồng, chưa kể đến giá bán cỏ vetiver giống, ống hút cỏ và tinh dầu. Đặc biệt, mặt hàng nhang hương từ cỏ vetiver của nhà anh Thao rất đắt khách. Mỗi năm gia đình anh bán ra thị trường khoảng 20 nghìn hộp hương, trừ hết chi phí còn lãi khoảng 30 triệu đồng/tháng.

Anh Thao khởi nghiệp với cây cỏ lạ vetiver và cũng rất thành công

“Thừa thắng xông lên”, anh Thao dự định sẽ phát triển thêm mô hình từ cây cỏ vetiver là dùng lá cỏ làm nguyên liệu sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, mở rộng thị trường với sản phẩm hương nhang để xuất khẩu ra nước ngoài. Anh cũng hướng dẫn bà con trong khu vực lân cận trồng loại cỏ này để đảm bảo có đủ nguồn cung cho các khách mối, đồng thời hiện cơ sở sản xuất của gia đình anh đang tạo công việc cho 5-7 lao động là người địa phương với mức thu nhập từ 150 – 300 nghìn đồng/người/ngày.

Cách trang trại trồng cỏ vetiver của nhà anh Thao chỉ 500m là vườn trồng cỏ vetiver của ông Huỳnh An Khang – một trong số những nông dân tại Ninh Bình theo anh Thao trồng cỏ “lạ”. “Ban đầu tôi cũng không tin loại cỏ này có thể đem đến thu nhập, nhưng khi bắt đầu trồng cỏ, cậu Thao có đảm bảo bao tiêu đầu ra cho tôi nên tôi rất yên tâm. Trồng cỏ này chẳng khác gì trồng lúa nhưng năng suất, thu nhập thì cao gấp 2-3 lần trồng lúa”, ông Khang khẳng định.

Năm 2018, được sự giúp đỡ về kỹ thuật của anh Thao, ông Khang trồng thử nghiệm 1.000m2 cỏ vetiver. Với giá bán thường xuyên giữ mức từ 200.000đồng/kg rễ khô, suốt nhiều năm, ông Khang “trúng đậm” từ việc trồng cỏ. Năm 2020, ông mạnh dạn đốn bỏ vườn xoài rộng 3.000m2 và cải tạo để đầu tư trồng cỏ vetiver. Từ khi có nghề trồng cỏ nhung, gia đình ông đã thoát cảnh nghèo khó, có thu nhập trang trải cuộc sống, lại sắm sửa thêm xe cộ, sửa sang nhà cửa khang trang hơn hẳn.

Bài viết cùng chủ đề: