Từ tháng 10/2021, rất nhiều bạn bè của tôi đã bỏ thành phố để về quê sống.
Một số công ty than vãn không tuyển được lao động. Nguyên nhân sâu xa thiếu lao động mà ít ai đề cập đến, mà lương chỉ là bề nổi của tảng băng trôi:
Thứ nhất, vật giá ở các thành phố nơi có nhiều nhà máy, xí nghiệp ví dụ như Bình Dương, TP HCM ngày càng tăng. Lý do chúng tăng là do giá xăng dầu tăng kéo theo các nhu yếu phẩm và chi phí logistic, dịch vụ tăng theo…
Khi giá xăng giảm thì những thứ này cũng không hề giảm. Ví dụ: trước Tết 2022 tôi cắt tóc gần nhà là 40 nghìn đồng. Nhưng kể từ tháng 2/2022 thì chủ tiệm đã tăng lên 60 nghìn lấy lý do là “Tết mà” nên tăng giá. Nhưng từ đó đến nay tháng nào tôi cũng cắt tóc và giá vẫn là 60 nghìn không hề giảm.
Thứ hai, giá bất động sản (BĐS) ngày càng tăng vượt quá khả năng thu nhập của đại đa số người lao động.
“Sốt” BĐS liên tục trong ba năm đại dịch từ 2020 – 2022 làm tăng giá đất từ thành thị đến nông thôn. Nhiều người lao động xu hướng bỏ thành phố về quê làm nghề môi giới BĐS vì biết rằng có ở thành phố làm lụng vất vả cả đời cũng không mua được một căn hộ 50 m2.
Thực tế xu hướng bỏ việc ở thành phố về quê lập nghiệp diễn ra trong những người bạn của tôi rất đông, từ tháng 10/2021 khi vừa “bình thường hóa” và “bỏ phong tỏa” tại những thành phố lớn.
Tóm lại đồng tiền ngày càng mất giá (kéo theo lương thấp sẽ càng thấp hơn hàng năm vì lạm phát) và giá bất động sản ngày càng cao ở khắp mọi nơi đã khiến một bộ phận rất lớn công nhân, nhân viên văn phòng “bỏ phố về quê” vì họ biết rằng giá BĐS tăng cao khiến cho ước mơ “an cư lạc nghiệp” sẽ không bao giờ thực hiện được khi ở những thành phố lớn.
- Lê Giang hoảng hốt khi được nhắc về Trấn Thành
- Nàng dâu xinh đẹp của “Lật mặt 7”: Gốc Hà Nội lại phải học nói giọng Hà Nội
- Tâm lý học khẳng định: Đàn ông thường “chắc mẩm” 3 điều này khi có hành vi ngoại tình
- Ôm tiền về quê săn đất hàng nghìn m2, đại gia ngao ngán bán cả dinh thự
- Cổ nhân dạy: “Trong nhà 3 thứ này không nên quá nhiều, trẻ thì bất hạnh già thì thê lương”