Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
1098 lượt xem

Cách sử dụng lá khế để chữa mề đay

Trị mề đay (mày đay) bằng lá khế là một trong những bài thuốc dân gian được ông cha ta áp dụng rất nhiều. Vậy công dụng của lá khế là như thế nào?      

Khế là một loại cây phổ biến ở nước ta, chúng được trồng ở rất nhiều nơi. Bởi vậy, vấn đề tìm kiếm nguyên liệu bạn có thể giải quyết dễ dàng. Dưới đây là một số cách dùng lá khế trị mề đay:

Bài thuốc 1: Tắm nước lá khế

Tắm lá khế là một bài thuốc chữa mề đay được áp dụng phổ biến với cách thực hiện đơn giản như sau:

Chuẩn bị 1 nắm lá khế, đem ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch.

Dùng tay vò nát lá khế rồi cho vào nồi để đun sôi khoảng 3-5 phút.

Đợi cho nước nguội bớt thì bạn lọc lấy phần nước cốt, lá để riêng.

Có thể chế thêm một chút nước sạch vào nước cốt lá khế rồi đem tắm. Phần lá khế có thể tận dụng để chà xát lên vùng da khi mề đay, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị.

Bài thuốc 2: Điều trị mề đay bằng lá khế sao vàng

Sử dụng lá khế sao vàng rồi chườm lên vùng da bị mề đay cũng là một phương pháp điều trị bệnh được đánh giá cao. Cách thực hiện như sau:

Người bệnh nổi mày đay cần chuẩn bị 1 nắm lá khế, rửa sạch, để ráo.

Sau đó cho lượng lá khế này sao vàng trên chảo nóng cho đến khi lá khế quắt lại.

Cho hỗn hợp này ra một tấm vải sạch, rồi chà xát lên vùng da bị mề đay.

Bạn nên kiên trì thực hiện mỗi ngày để triệu chứng bệnh được cải thiện nhanh chóng.

Bài thuốc 3: Xông hơi nước lá khế

Ngoài hai cách chữa mề đay bằng lá khế ở trên, bạn có thể sử dụng lá khế để xông hơi cũng rất hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

Sử dụng 1 nắm lá khế, rửa sạch rồi cho vào nồi nước để nấu sôi.

Nấu lá khế trong nồi khoảng 3-5 phút thì tắt bếp.

Bắc bếp ra nơi an toàn rồi lấy ghế ngồi cạnh, sau đó trùm chăn phủ kín người và nồi nước lá khế.

Xông cho đến khi nước nguội hoàn toàn thì có thể sử dụng nước đó để tắm giúp điều trị bệnh cực tốt.

Bài thuốc 4: Trị mề đay bằng lá khế và muối biển

Để áp dụng mẹo chữa mề đay này, người bệnh cần chuẩn bị 1 nắm lá khế và một chút muối trắng loại to. Cách thực hiện như sau:

Lá khế rửa sạch, để ráo.

Cho lá khế vào cối giã nát cùng với muối hạt.

Sau đó vệ sinh thật sạch vùng da bị mề đay, sau đó đắp lá khế vừa giã nhuyễn lên và xoa bóp nhẹ nhàng.
Người bệnh có thể cố định vết thương bằng băng gạc khoảng 20 phút rồi tắm lại với nước ấm.
Kiên trì thực hiện bài thuốc chữa mề đay bằng lá khế này thường xuyên sẽ giúp người bệnh nhanh chóng đẩy lùi mày đay, mẩn ngứa.

Bài thuốc 5: Uống nước lá khế chua

Ở cách chữa mề đay này, bạn có thể kết hợp lá khế với các bộ phận khác của cây như rễ, vỏ cây đều được. Cách thực hiện như sau:

Lá khế rửa sạch rồi để ráo nước.

Cho nguyên liệu vào ấm đun với lửa nhỏ khoảng 1 tiếng để tinh chất của lá khế được thôi ra hết.

Lọc lấy nước cốt, bỏ bã và dùng nước này để uống ngày 2 lần để giảm các biểu hiện mẩn ngứa của nổi mề đay.
Kiên trì sử dụng từ 5-10 ngày để triệu chứng được cải thiện.

Ngoài bài thuốc từ lá khế, người bệnh cũng có thể dùng các mẹo dân gian khác như chữa mề đay bằng lá tía tô, lá hẹ hay là đơn tướng quân. Đây đều là các phương thuốc rất tốt và được nhiều người bệnh áp dụng thành công.

Những lưu ý trong quá trình chữa mề đay bằng lá khế

Đây là bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng về hiệu quả. Tuy nhiên, tác dụng của nó chỉ hiệu quả hỗ trợ tạm thời, không thể dứt điểm được hoàn toàn. Ngoài việc áp dụng phương pháp này, bệnh nhân cần nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa để ngăn chặn mề đay tái phát.

Để gia tăng hiệu quả điều trị chữa bệnh mề đay, bạn nên kết hợp nhiều biện pháp uống, đắp, xông lá khế.

Trường hợp không có điều kiện sử dụng lá khế tươi, bạn có thể tham khảo các bài thuốc đông y có thành phần là lá khế.Lưu ý, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý kết hợp lá khế với các loại thảo dược khác để tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn. Bạn cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây nổi mày đay như côn trùng, thực phẩm và hóa chất gây dị ứng.

Bài viết cùng chủ đề: