Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
120 lượt xem

“Cao thủ” băng rừng, lội suối để săn loài ong ţử ţhần, đút túi tiền triệu mỗi ngày

Hằng năm, cứ đến khoảng tháng 8 đến tháng 10 Âm lịch, người dân huyện miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh lại băng rừng, lội suối để “săn” loài ong vò vẽ ţử ţhần, thu tiền triệu mỗi ngày.

Vào những ngày này, thợ săn ong tại các huyện miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh thường băng rừng, lội suối đi lấy tổ ong vò vẽ về chế biến làm thực phẩm hoặc bán thu tiền triệu mỗi ngày.

Ong vò vẽ thường lựa chọn các địa điểm kín, ít người qua, cây cối rậm rạp và địa hình rất hiểm trở nên khiến người đi bắt ong gặp rất nhiều khó khăn.

Thợ săn ong vò vẽ thương dùng ống nhòm để theo dõi những con ong đi săn mồi, lấy nước rồi lần theo chúng về đến tổ. Khi đến gần, nhận thấy quân (đàn ong) đông thì xác định đó chính là tổ ong vò vẽ. Địa điểm lấy ong cách nhà khoảng 7-8 km, thợ săn phải đi xe máy đến bìa sau đó tiếp tục băng rừng, lội suối để tìm tổ ong vò vẽ.

Khi phát hiện được tổ, người thợ săn chỉ cần bộ đồ bảo hộ chuyên dụng, 1 cây kéo hoặc con dao. Sau đó tiến vào tận nơi, cắt lấy tổ, cắt và mang ra

Theo anh Hồ Quang Chiến (trú tại huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), có kinh nghiệm săn ong lâu năm, dựa vào kích thước, trọng lượng tổ ong để quyết định có thu hoạch hay không. Những tổ ong được chọn phải đáp ứng yêu cầu trên 5 tầng ong, trọng lượng tổ trên 3 kg.

Theo anh Mai Huy Cường (Yên Thành, Nghệ An), vào tháng 3 (Al) hàng năm, những con ong chúa sẽ lựa chọn địa điểm thích hợp để làm tổ. Con ong chúa 1 mình bắt đầu xây tổ, đẻ trứng và chăm sóc trứng để tạo đàn. Những con ong non khi trưởng thành sẽ tiếp tục đi săn mồi và xây dựng tổ.

Từ tháng 8 đến tháng10 (Âm lịch) đàn ong vò vẽ sẽ phát triển mạnh nhất trong năm, cho lượng nhộng nhiều. Sang mùa đông, con ong chúa sẽ đẻ ra những ong chúa khác và bay đi tách thành nhiều đàn ong khác nhau. Với 2 người thợ, trung bình một tổ ong (3-4kg) thu hoạch trong 5 đến 10 phút.

Tổ ong sau khi khai thác về cũng mất rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo mới có thể sử dụng được. Đầu tiên, dùng nhíp loại bỏ màng bảo vệ nhộng ong, sau đó nhẹ nhàng gắp từng từng con nhộng ra bỏ vào bát sạch. Nhộng ong lúc này rất mỏng manh, nếu không nhẹ tay sẽ khiến nhộng ong vỡ.

Nhộng ong nhỏ sẽ được chần qua nước sôi để săn lại. Sau đó người chế biến sẽ dùng tăm nhọn đâm giữa thân để lấy phần ruột chúng ra. Vì nhộng ong kích thước nhỏ, người làm phải rất khéo kéo, nhẹ tay mới có thể lấy ruột của chúng ra 1 cách đầy đủ và con nhộng được nguyên vẹn, không nát. Từ 150.000 đồng/kg ban đầu, sau khi sơ chế đến bước này nhộng ong được bán với giá 500.000đồng/kg.

Theo người dân địa phương, nhộng ong này đem xào chung với lá nghệ là ngon nhất. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị béo ngậy của ong non, vị thơm từ lá nghệ.

Bài viết cùng chủ đề: