Cây dứa dại là một vị thuốc quý mọc xung quanh ta, ngoài tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, cây còn là một cây được sử dụng nhiều trong đời sống chúng ta.
Chúng ta đã rất quen với các vị thuốc như: Kim tiền thảo, cây râu mèo, hạt chuối hột, mã đề trong điều trị bệnh sỏi thận. Song dường như vẫn có rất ít người biết đến và sử dụng cây Dứa dại. Đây cũng là một vị thuốc được sử dụng để điều trị bệnh sỏi thận rất tốt.
Khu vực phân bố
Cây mọc hoang ở bờ suối, ven đê. Ngoài ra dứa dại còn được trồng ở nhiều nơi để làm hàng rào để ngăn châu bò. Nhiều nơi còn trồng dứa dại để lấy lá dệt đồ thổ cẩm, chiếu. Đọt non dứa dại còn được dùng để ăn.
Bộ phận dùng
Búp lá non, rễ và quả.
Cách chế biến và thu hái
Đọt non, quả và rễ được dùng làm thuốc. Rễ lấy về ( rễ non chưa bám đất tốt hơn) thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần.
Quả hái về thái mỏng phơi hoặc sấy khô sử dụng
* Công dụng
Đọt non và rễ dứa dại được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị sỏi thận, thông tiểu tiện và lòi dom
Quả dứa dại khô rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị bẹn
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận
Bệnh nhân bị viêm bàng quang, nước tiểu vàng, tiểu rắt
Bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân mắc trứng lòi dom
Bệnh nhân mắc thoát vị bẹn
Cách dùng, liều dùng
Đối với đọt non: Ngày uống 20 – 30gram
Đối với rễ: Ngày uống 10 – 15gram
Đối với quả dứa dại: Ngày dùng 30 – 40gram sắc uống.
Điều trị bệnh lòi dom: Dùng đọt non, rễ non dứa dại đắp vào vùng lòi dom trong 1 tháng sẽ khỏi
- Xót xa người mẹ nghèo “bới rác kiếm cơm” nuôi 4 con thơ dại: Mong 1 lần có tiền đưa con đi bệnh viện
- Ô tô bắt lửa từ vị trí đèn gầm và lời cảnh báo cho các chủ xe khi “độ chế”
- Tiếp tục xuất hiện nhóm tập yoga giữa đường ở Thái Bình
- Những hạng mục cần kiểm tra trước khi vận hành ôtô để lâu không sử dụng
- 5 kỹ năng trẻ cần thành thục trước khi vào mẫu giáo để không bị “trả về nơi sản xuất”