Với phương pháp nuôi heo ăn chuối, heo ăn chay, người nuôi heo cả nước đang rất phấn chấn. Thực tế phương pháp này bà con nông dân đã áp dụng từ lâu, nhưng chỉ với quy mô nhỏ. Gần đây đã xuất hiện những gia trại nuôi vài chục đến hàng trăm con bằng phương pháp cho heo ăn chay và cho hiệu quả cao.
Bỏ chức cán bộ xã về nuôi heo ăn chay
Đó là câu chuyện của anh Lê Văn Hoàng (43 tuổi, người dân tộc Cơ Tu trú tại thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng). Anh Hoàng là một cán bộ xã, qua quá trình tìm hiểu anh đã “rẽ ngang” sang nuôi heo. Anh chọn giống heo rừng lai để nuôi theo phương pháp “ăn chay” từ năm 2015.
Anh Hoàng cho biết: Năm 2015, khi đang làm việc tại UBND xã Hòa Phú thì phong trào nuôi heo rừng lai trở nên rầm rộ. Anh thấy thích thú nên cũng nuôi chơi 4 con xem thế nào. Sau một thời gian thấy heo rừng lai rất dễ nuôi, lại có giá trị kinh tế cao, thị trường rất ưa chuộng nên anh quyết định đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi.
Khó khăn khi anh Hoàng bắt đầu mô hình nuôi heo rừng lai là nguồn vốn mua heo con rất lớn, khoảng 3.000.000 đồng/con. Anh cho biết, heo rừng lai được lai giống từ heo mẹ là heo rừng lai thả rông và heo bố là heo rừng bản địa. Vì con giống lai tạo có các đặc điểm nổi trội của heo bố mẹ nên sức đề kháng cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt, thích nghi với mọi loại địa hình, khí hậu ở miền núi, dễ nuôi và không tốn nhiều thức ăn, ít tốn công chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao.
Để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư, nhất là chi phí thức ăn, anh Hoàng đã tận dụng những loại cây sẵn có tại địa phương, vốn được bỏ đi sau vụ thu hoạch để chế biến thành thức ăn. Cách thức này giúp anh giảm chi phí, mà chất lượng thịt heo lai lại được đánh giá rất cao.
Khi mô hình nuôi heo rừng lai phát triển vững mạnh, anh Hoàng quyết định nghỉ việc ở UBND xã Hòa Phú để tập trung thời gian chăm sóc 2 trang trại heo tại thôn Phú Túc và huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam). Mỗi trang trại rộng 10.000m2, trong đó diện tích chuồng nuôi khoảng 200m2, không gian còn lại là vườn cỏ tự nhiên để heo vận động, ủi đất tự tìm kiếm thức ăn.
Ngoài ra còn có vườn rau trồng cho heo ăn, đầm nước để heo tắm khi vào mùa nắng nóng, cổng lưới rào kiên cố. Năm 2019, anh Hoàng xây hầm chứa 28m3 để xử lý chất thải, đảm bảo an toàn chăn nuôi và tránh việc gây ô nhiễm môi trường.
Hoàng hào hứng nói: “Heo rừng lai dễ ăn lắm, rau lang, củ quả, cây chuối băm, hèm bia, cám gạo, lá rừng…. Một ngày tôi chỉ cho ăn một lần, rồi thả heo ra vườn để nó tự kiếm thức ăn ngoài tự nhiên (hay còn gọi là “ăn chay”). Cũng vì chỉ “ăn chay” nên heo rừng lai lâu lớn hơn heo thông thường, trung bình heo nuôi 7 tháng đạt khoảng 30kg mới xuất bán.
Hiện nay, tổng đàn heo rừng lai của anh Hoàng là 200 con, trong đó có khoảng 15 con heo nái. Anh xuất bán heo không theo lứa, mà khi nào heo đạt trọng lượng chuẩn thì bán. Ngoài việc bán heo hơi và heo con cho khách, anh Hoàng còn nhận làm thịt sẵn theo yêu cầu, chủ yếu cung cấp nguồn thịt chất lượng cho các khu du lịch, nhà hàng trên địa bàn TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Anh Hoàng bày tỏ: “Nuôi heo rừng lai rất nhàn, mà hiệu quả kinh tế lại cao, trung bình mỗi năm tôi thu lãi gần 200 triệu đồng. Nhờ đó mà tôi vươn lên làm giàu, có nguồn kinh tế ổn định hơn so với trồng 30ha rừng keo lá tràm”.
Thu 1 tỷ đồng/năm từ nuôi heo cho ăn dược liệu
Một mô hình chăn nuôi heo rất thú vị nữa là của anh Trần Nam Giang (SN 1977, xã Sơn Trường (Hương Sơn, Hà Tĩnh)) được nhiều người biết đến nhờ thành công với mô hình chăn nuôi lợn rừng bằng thảo dược, cây thuốc nam.
Để bắt tay vào nuôi heo, anh Giang nhờ bạn bè mua 4 con lợn nái và 1 con đức ở biên giới Việt Lào, mỗi con giá hơn 10 triệu đồng. Bắt đầu nuôi 4 con lợn nái và 1 con lợn đực, rồi cho chúng phối giống tự nhiên. Từ đó lợn nái sẽ sinh con, và bây giờ mỗi năm bán ra hàng trăm con lợn thịt.
Anh Giang đã lên mạng tìm hiểu các thông tin về các loài cây dược liệu, cây thuốc nam ở rừng có thể giúp lợn kháng bệnɦ, tiêu hóa, và phát triển tốt.
Với khu vườn 3 ha, anh Giang trồng tới 700 cây mít, hàng trăm cây chuối, cây chè cỏ, lá sung,… để làm thức ăn cho lợn rừng.
Mỗi ngày anh cho lợn ăn hai lần, có cả tinh bột nhưng chủ yếu là từ lá cây, thức ăn tự nhiên như mít, chuối, chè cỏ, lá sung, củ mài, cây thuốc nam. Những thức ăn này giúp thịt lợn rừng ngon hơn vì chứa nhiều khoáng chất. Đặc biệt, chuối sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của lợn. “Hằng ngày sau giờ hành chính ở xã, tôi lại tất bật về chăm lợn rừng, vừa tìm thêm niềm vui, vừa có thêm thu nhập cho gia đình”, anh Nam Giang chia sẻ.
Phân tích địa hình, anh Giang nhận thấy khu vực đồi núi thích hợp để lợn rừng phát triển. Với hình thức chăn nuôi bán ɦoang dã, lợn thả rông nên những con vật này có sức đề kháng tốt, sinh sôi nảy nở.
Ngoài lợn thịt, hiện anh Giang nuôi thêm 20 con lợn nái. Mỗi năm, lợn rừng sinh hai lứa lợn con. Trung bình, mỗi con lợn nái sẽ đẻ khoảng 10 con lợn con/lứa. Nuôi lợn rừng không gây ô nhiễm môi trường bởi phân lợn khô, gia đình dùng chổi quét gom, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.
“Năm nào tôi cũng bán ra khoảng 200 con lợn thịt. Để đạt độ ngon, lợn phải nuôi được trên một năm mới cho xuất chuồng. Mỗi con nặng khoảng 40kg, mỗi kg lợn hơi bán ra thị trường từ 160.000 đồng đến 180.000 đồng/kg. Như vậy, hằng năm mang lại doanh thu trên 1 tỷ đồng về cho gia đình. Tôi rất hứng thú với công việc này”, anh Nam Giang nói.
Anh Nam Giang cho hay thị trường đầu ra tương đối ổn định, khách mua chủ yếu là khách có điều kiện.
Những mô hình nuôi heo theo kiểu ăn chay nhằm tận dụng lợi thế của địa phương. Hiện nay ở những vùng nông thôn người dân xây dựng các vùng cây trồng quy mô lớn, sau thu hoạch phụ phẩm rất nhiều. Nếu tận dụng được các phụ phẩm cây trồng thành thức ăn chăn nuôi sẽ giúp giảm chi phí, thịt heo cũng có chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng.
- Ngược đời, cất bằng cử nhân trường top đi trồng la liệt thảo mộc, và cái kết bất ngờ
- Thời bao cấp, người ta xem World Cup thế nào?
- Càng làm nhiều 6 điều này, cuộc sống của bạn sẽ sớm trở nên viên mãn
- Dù dạy con đông tây kim cổ, bạn nhất định phải nhớ dạy con 20 lời này
- Ông bà ta dặn kĩ: 3 kiểu đàn bà ‘ô uế’, lỡ gặp phải nhớ coi chừng, đừng dây dưa chỉ thiệt