Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
87 lượt xem

Cho bé ăn dặm tự chỉ huy – Mẹ coi chừng sai một li, đi một dặm!

Ăn dặm tự chỉ huy trong tiếng Anh được viết là Baby led weaning (BLW). Đây là phương pháp thường thấy, bắt đầu ăn dặm bằng cách xay nhuyễn đồ ăn thành bột cho tới khi bé ăn được đồ ăn thô. Chế độ ăn dặm này nếu các mẹ không thực hiện nghiêm túc và đúng đắn sẽ không có tác dụng. Dưới đây là tất tần tật những điều về chế độ ăn dặm tự chỉ huy mà mẹ nên nắm bắt để áp dụng tốt nhất!

1. Làm thế nào để áp dụng tốt phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW?

Áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy này vô cùng đơn giản. Nhà mẹ đang ăn gì thì cho bé ăn nấy, hoàn toàn không cần cầu kỳ nấu riêng, không cần máy xay máy nghiền.

Tuy nhiên, mẹ cần phải lưu ý một vài điều quan trọng như sau:

– Đồ ăn của bé phải được cắt thành từng miếng nhỏ vừa tay bé cầm. 6 tháng tuổi khả năng cầm nắm chặt đồ ăn của bé chưa thực sự được phát triển đầy đủ. Từ rau củ đến thịt gà các mẹ phải cắt thành miếng nhỏ dài dài, thon thon nhé!

– Chỉ nên để từ 3 – 4 món ăn trong khay của bé. Điều này sẽ giúp bé có sự lựa chọn nhưng không bị rối bởi nhiều sự lựa chọn.

– Ăn dặm chế độ tự chỉ huy không được cho muối và đường vào đồ ăn của các bé. Muối sẽ gây tổn thương thận của bé, đường có tác dụng độc hại với răng non. Theo chỉ dẫn của y tế Anh, bé dưới 1 tuổi chỉ nên cho ăn tối đa là 1g muối. Sau 1 tuổi thì bé có thể ăn 2g muối/ngày.

– Đồ ăn của bé phải được nấu chín hẳn, không cho bé ăn đồ ăn tái, sống.

– Cho bé ngồi ăn, không cho bé nằm hay nghiêng ngả khi ăn tránh bị hóc, bị sặc đồ ăn. Để bé ăn trong tầm mắt của mẹ tránh trường hợp bé bị hóc gây nguy hiểm đến tính mạng.

2. Các dụng cụ nhất thiết cần có khi cho bé ăn dặm tự chỉ huy

Các dụng cụ này đảm bảo rằng quá trình ăn dặm tự chỉ huy diễn ra tốt nhất và hiệu quả nhất! Chi tiết các dụng cụ cần như sau:

2.1. Ghế ăn dặm

Các bé được tham gia vào bữa cơm gia đình khi thực hiện chế độ ăn dặm tự chỉ huy. Do đó, các mẹ nên mua ghế ăn dặm cho bé cao bằng bàn. Nếu gia đình ngồi ở dưới đất thì có thể mua ghế thấp sạt đất cho bé dễ ngồi.

2.2. Yếm ăn

Yếm ăn chắc chắn là vật dụng không thể thiếu nếu như mẹ không muốn phải ngâm bộ quần áo của bé và mẹ trong mấy hôm để các vết bẩn được xóa bỏ. Tất nhiên có yếm thì quần áo có thể cũng sẽ bẩn nhưng bẩn với lượng ít hơn.

3. Ưu điểm của BLW là gì?

Điều mà mọi bà mẹ thích nhất ở chế độ ăn dặm tự chỉ huy (BLW) chính là bé nhanh chóng học được cách tự ăn mà không cần người lớn phải bón. Ban đầu các bé sẽ tự bốc ăn, sau đó các mẹ dạy cho bé dùng thìa. Quá trình dạy không khó khi mà bé được chứng kiến các thành viên trong gia đình cùng ăn với bé.

Ngoài ra, việc bé tự ăn sẽ giúp cho bé phát triển được khả năng sử dụng tay và miệng tự nhiên nhất. Đây cũng là cách hay để bé khám phá các loại thức ăn với hương vị, hình dáng và màu sắc khác nhau. Giúp cho các bé dần hoàn thiện được sở thích ăn uống, thích ăn hơn mỗi ngày.

4. Nhược điểm của BLW (Ăn dặm tự chỉ huy)

Nhược điểm đầu tiên của phương pháp này chính là khiến các mẹ lo sợ bé bị hóc, nghẹn. Ban đầu có thể bé nhìn là muốn nôn, ọe đồ ăn. Tuy nhiên, đây là phản ứng thông thường khi mà bé chưa quen với đồ ăn. Khi đồ ăn được đưa xuống họng bé đã ọe ra, nhiều lúc tưởng bé bị hóc. Thực tế lại không phải, bé bị ọe nhiều trong khoảng thời gian 2 tháng đầu và dần dần bớt đi.

Khả năng bị hóc hay bị nghẹn khi áp dụng phương pháp ăn dặm này cho bé rất thấp. Để giảm thiểu cao nhất khả năng hóc thì các mẹ nên áp dụng các lưu ý quan trọng ở mục 1 bài viết. Các quả tròn, nhỏ như quả nho thì mẹ phải cắt ra làm đôi, làm tư cho bé. Các mẹ cũng phải đặc biệt trang bị kiến thức xử lý hóc nghẹn cho bé nhé! Vì một khi bé bị nghẹn thì có thể gây hậu quả khôn lường.

Một nhược điểm đáng ngại khác là bẩn. Sẽ không thể tránh được trường hợp các bé tự bôi bẩn lên quần áo và vứt đồ ăn vương vãi mọi nơi. Các bé càng lớn sẽ càng ít bẩn đi, ít ném đồ ăn hơn. Bé ném đồ ăn có thể là do không thích hoặc do bé đã no rồi. Trường hợp bé không thích thì mẹ nên chú ý đổi món. Trường hợp bé no rồi thì không ép bé ăn nữa, cất đồ ăn đi.

5. Một vài món ăn được gợi ý cho chế độ ăn dặm tự chỉ huy

– Đơn giản nhất có lẽ là những món rau củ cắt thành miếng nhỏ rồi luộc. Những món rau được khuyến khích sử dụng là cà rốt, bí, súp lơ, bắp, giá đỗ…..

– Lòng đỏ trứng rán hoặc luộc cho bé cầm ăn. Lòng đỏ trứng vốn có nhiều chất béo, rất tốt cho sự phát triển của bé.

– Thịt gà, thịt lợn luộc, quay và cắt thành những miếng nhỏ.

– Món mì, bún xào với lòng đỏ trứng kết hợp cùng giá đỗ.

Lời kết

Quá trình ăn dặm tự chỉ huy đòi hỏi các bố, mẹ phải thật KIÊN NHẪN. Các mẹ không được nóng lòng khi thấy con nhà người ta lớn nhanh, ăn nhiều trong khi bé nhà mình cứ vứt đồ ăn. Các mẹ yên tâm rằng dưới 1 tuổi sự phát triển của bé phụ thuộc nhiều vào sữa mẹ. Ăn dặm chỉ là quá trình chủ yếu để bé làm quen với đồ ăn và nhận thêm chất dinh dưỡng mà thôi. Do đó, nếu bé chưa chịu ăn ngay ở những ngày đầu mẹ đừng vội lo lắng nhé!

Ăn dặm tự chỉ huy hay các kiểu ăn dặm khác đều giúp cho các mẹ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, có thể vui, buồn và hoang mang. Tuy nhiên, chắc chắn niềm vui sẽ xóa tan đi nỗi buồn của mẹ qua mỗi ngày. Nhìn con yêu dần có thêm những trải nghiệm mới, nếm thêm nhiều đồ ăn ngon, thích thú khám phá các cảm giác khác nhau khi ăn,… mẹ sẽ thấy thật xứng đáng!

 

Bài viết cùng chủ đề: