Nếu ở thời kỳ thị trường diễn biến sôi động, việc mua – bán trở nên dễ dàng, thì việc người mua “bùng” cọc, người bán vẫn ung dung hưởng lợi nhận mức cọc lớn.
Thậm chí, trong giai đoạn sốt đất, nhiều người tìm mua đất còn lo ngại người bán “huỷ” cọc để bán cho người mua sau với mức giá cao hơn. Thế nên mới có câu chuyện, khách “cọc” tới 500 triệu đồng nhưng đến phút cuối vẫn bị huỷ cọc do chủ tìm được người mua trả giá chênh tới 1,5 tỷ đồng.
Nhưng, diễn biến tâm lý của người bán và người mua đã thay đổi trong bối cảnh thị trường địa ốc đang chững lại, đặc biệt sau khoảng thời gian “gồng” gốc lãi ngân hàng, nhiều người bán đất dù nhận cọc của khách nhưng vẫn nơm nớp lo khách quay đầu chịu ᴍấᴛ cọc. Phải khi giao dịch xong xuôi nhận đủ tiền, người bán mới thở phào nhẹ nhõm.
Câu chuyện của chị Mạnh (Cầu Giấy, Hà Nội) là ví dụ điển hình. Vợ chồng chị Mạnh đều là nhà đầu tư bất động sản. Bên cạnh đầu tư, gia đình chị Mạnh hiện sở hữu cửa hàng kinh doanh thực phẩm. “Khi ngân hàng bắt đầu tăng lãi suất cho vay, khoảng 3 tháng trở lại đây, hoạt động kinh doanh của gia đình tôi khó khăn hẳn. Chi phí lãi vốn cho khoản tiền đầu tư đất và đổ vào cửa hàng kinh doanh thực phẩm ngày càng gia tăng trong khi đó dòng tiền thu về càng nhỏ giọt”.
Áp lực lãi vay khiến vợ chồng chị Mạnh quyết định bán lô đất ở vùng ven Hà Nội để lấy tiền trang trải các khoản nợ. Lô đất mà vợ chồng chị Mạnh rao bán rộng hơn 600m2, nằm ở vị trí đẹp, gần sáᴛ trục đường lớn. Mức giá mà chị Mạnh chào bán là 9 tỷ đồng.
Đúng thời điểm thị trường khó khăn, rao bán mảnh đất hơn 3 tháng vẫn chưa tìm được người mua. Thông qua môi giới, vợ chồng chị Mạnh cuối cùng cũng tìm được một nhà đầu tư đang “săn” đất vùng ven.
“Trước đây thời thị trường ấm, khách mua đàm phán giá thấp tới 1 tỷ, tôi từ chối làm việc ngay lập tức. Nhưng hiện tại đã khác, tìm được người mua có tiền thực sự khó. Khi khách ra giá hơn 8 tỷ đồng, vợ chồng tôi đồng ý luôn và yêu cầu cọc 500 triệu đồng. Phía bên mua cũng thiện chí chuyển tiền.
Dù nhận khoản cọc lớn nhưng hai vợ chồng vẫn lo lắng sợ bên mua huỷ cọc. Vì đúng giai đoạn này, gia đình tôi đang cần tiền để trang trải khoản nợ. Nếu không thu hơn 8 tỷ về, khó khăn sẽ càng khó khăn. Vì sợ khách “bùng” cọc, tôi còn gọi điện giục khách sớm ký công chứng, chỉ cần ngày hoàng đạo mà không nhất thiết phải chọn quá kỹ”.
Chị Mạnh cũng thừa nhận, chưa bao giờ nghĩ sẽ rơi vào cảnh, nhận cọc mà vẫn lo lắng người mua “bùng cọc” bởi thị trường xấu quá, chỉ sợ khách quay lưng không mua nữa. “Đúng là thời điểm tiền mặt là vua”, chị Mạnh nhấn mạnh.
Trong tâm lý nhận cọc nhưng vẫn lo khách bùng, anh Thuận vừa thở phào vì đã ký công chứng thành công với người mua. Năm 2020, anh Thuận (Nam Từ Liêm, Hà Nội) mua căn nhà tại Mậu Lương, Hà Đông (Hà Nội) với mức giá 2,3 tỷ đồng.
Dự tính mua để ở, nhưng sau khi cả gia đình chuyển tới ở 3 tháng, vợ chồng anh Thuận mới nhận thấy bất cập khi mua nhà cách chỗ làm tới 12km. Nhất là thời điểm sáng đi làm hoặc chiều tan tầm, vợ chồng anh Thuận phải ᴍấᴛ 1 tiếng đồng hồ mới di chuyển về tới nhà. Quyết định cho thuê nhà đất, vợ chồng anh Thuận chuyển hướng tìm căn chung cư nhỏ gần chỗ làm.
Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất với vợ chồng anh Thuận là trong 2,3 tỷ đồng mua nhà, gia đình anh vay ngân hàng 1 tỷ đồng và trung bình mỗi tháng trả gốc lãi 10 triệu đồng. Đến năm thứ hai, số tiền trả gốc lãi lên tới 12-13 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, số tiền cho thuê nhà thấp hơn tiền đi thuê chung cư. Chưa kể, việc giục người thuê nhà trả tiền mỗi tháng cũng khiến anh Thuận bức xúc.
Đến giữa năm 2021, vợ chồng anh Thuận quyết định bán nhà nhưng rơi thời điểm Cô vít, việc rao bán không tháng. Tháng 6/2022, nghĩ đây là thời điểm bán nhà, chuyển sang mua căn chung cư vào nội thành để tiện cho con học hành, vợ chồng anh đã kết thúc hợp đồng cho thuê, lấy lại nhà, sơn sửa và rao bán.
Để tránh việc dẫn khách vào xem nhà gặp vướng từ người đang thuê, nên anh Thuận quyết định để nhà trống. Tuy nhiên, việc rao bán không như mong đợi. Sau hơn 5 tháng rao bán, vợ chồng anh Thuận quyết định giảm 200 triệu đồng tiền lãi so với kỳ vọng để nhanh chóng thoát hàng.
Bởi anh lo ngại, thị trường ngày càng trầm lắng thì đến năm 2023, khả năng bán càng khó. Đầu tháng 11, vợ chồng anh Thuận tìm được khách mua nhà. Nhận cọc 200 triệu đồng, nhưng vợ chồng anh vẫn lo sợ khách “bùng” cọc.
“Nghĩ 200 triệu đồng là to thật nếu khách huỷ cọc. Nhưng tâm lý muốn bán nhà nhanh để thu hồi tiền mua chung cư, khiến vợ chồng tôi chỉ lo khách huỷ cọc. Chưa kể, để nhà trông nhiều tháng, gia đình tôi cũng ᴍấᴛ đi khoản thuê trọ. Thế nên, hai vợ chồng giục liên tục khách mua nhanh công chứng. Phải đến 10 ngày sau ra công chứng sang tên sổ, vợ chồng tôi mới thở phào chắc chắn vì cuối cùng cũng bán được nhà”, anh Thuận kể.
- Bí quyết biến cây dân dã thành cây độc lạ chơi Tết, ra mắt là “cháy hàng” ngay
- Rescue Dog ‘So Pregnant She Couldn’t Even Walk’ Gives Birth to 11 ‘Adorable’ Puppies
- Lào Cai: Cô gái người Mông livestream bán nông sản, hút vạn người mua
- Đắk Lắk: Nuôi lợn rừng thuần cɦủng bán giá 300.000 đồng/kg, anh nông dân thu lãi hơn 200 triệu mỗi năm
- Quảng Nam: Giống gà bé xíu ngủ bụi tre chỉ có ở Quế Sơn giúp ông nông dân thu lãi trên 200 triệu, vì sao ai cũng muốn thưởng thức?