Trong thời đại của Internet, hình ảnh những con người cắm cúi xem điện thoại đã quá quen thuộc, trong đó có nhiều trẻ em cũng không thể thoát khỏi thú vui này.
Nhiều trẻ em ngày nay, ngay cả từ giai đoạn mẫu giáo trước tuổi đi học, đã bắt đầu thích sử dụng điện thoại, chơi game hay xem các clip trực tuyến với sự đồng thuận hoặc miễn cưỡng đồng thuận của phụ huynh. Thậm chí nhiều đứa trẻ đã ở tình trạng nghiện smartphone và chơi game, nếu thiếu những hoạt động đó chúng sẽ ăn không ngon, ngủ không yên, ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực, học lực của trẻ.
Đây là tình trạng chung của rất nhiều gia đình khiến các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và khổ tâm, không ít người đã có những biện pháp riêng để ngăn cản trẻ nhưng không phải ai cũng thành công. Tuy nói trẻ con quá mải mê điện thoại nhưng điều này cũng khó tránh và cha mẹ cũng phải chịu trách nhiệm phần nào bởi hầu như trẻ đều chứng kiến bố mẹ sử dụng điện thoại và ít nhiều được bố mẹ cho sử dụng từ nhỏ. Hơn nữa trẻ còn có sự chúng so sánh và bắt chước lẫn nhau với các bạn bè xung quanh nên càng ngày tò mò thích thú với điện thoại.
Cha mẹ là người gần gũi nhất với con cái từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, nên họ cũng là người có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và lời nói của trẻ. Cha mẹ làm gì thì trẻ đều có xu hướng bắt trước và làm theo, vì vậy những việc làm đúng đắn của cha mẹ chính là chìa khóa để thay đổi và hình thành tính cách tích cực của trẻ.
Ngoài ra, một số cha mẹ lại quá nghiêm khắc trong việc cấm cản trẻ xem điện thoai, chơi game cũng chưa hẳn là một việc làm khôn ngoan. Ví dụ, nhiều trẻ sau khi hoàn thành bài tập về nhà, chúng mới xem video hoặc chơi trò chơi trên điện thoại. Tuy nhiên cha mẹ vẫn không chấp nhận điều đó mà liền mắng mỏ, thậm chí đánh đòn con cái vì cho rằng trẻ hư hỏng, không nghe lời.
Theo quan điểm của họ, cách giải trí này của trẻ không liên quan đến học tập. Họ không chấp nhận đó là một cách nghỉ ngơi của trẻ, không quan tâm đến suy nghĩ và mong muốn của con cái mình ngoài việc học. Họ chỉ quan tâm đến việc con mình đạt được bao nhiêu điểm trong mỗi bài kiểm tra, và người thân, bạn bè, thầy cô có khen ngợi con mình hay không. Cùng với đó là những lời chỉ trích thường trực như: Nếu không học tốt, con sẽ vô dụng trong tương lai; Vào được đại học đi đã rồi hãy nghĩ đến chơi; Nếu thi trượt thì chứng tỏ con dốt; Học dốt là có lỗi với cha mẹ… khiến trẻ bị áp lực, nản lòng và tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.
Các bậc phụ huynh luôn đóng vai trò là người giám sát, và đang có xu hướng bắt ép trẻ trong giai đoạn học tập của con em mình để mong cầu một tương lai tốt đẹp. Tuy nhiên, việc tìm kiếm sự hoàn hảo, đổ lỗi và đòi hỏi trẻ một cách mù quáng, cuối cùng chỉ có thể dựng lên một “rào cản” không thể đạt được giữa cha mẹ và con cái, không giúp ích gì cho kết quả học tập của con cũng như không có lợi cho mối quan hệ cha mẹ – con cái của gia đình. Chưa kể nếu một đứa trẻ không thể có chút thời gian nghỉ ngơi để xem video và chơi game hay tự do làm điều mình thích sau khi hoàn thành bài tập về nhà, thì chắc chắn quãng thời gian thiếu niên như vậy sẽ rất nhạt nhẽo và nhàm chán.
Trong khi đó, một số phụ huynh lại có quan niệm giáo dục con cái rất khác biệt và khá là thoáng nhưng cũng rất văn minh và hiệu quả. Họ có thể không quản lý chặt chẽ sở thích chơi điện thoại, chơi game của con cái, thậm chí họ sẽ trực tiếp chơi game và xem video với trẻ dưới sự kích thích của các nội dung giải trí thông thường, để thiết lập các chủ đề chung hơn và tạo kết nối giữa cha mẹ – con cái.
Những bậc cha mẹ như vậy có thể cho con sử dụng thời gian để nghỉ ngơi để giải trí hoặc chơi trò chơi như một phần thưởng hữu hình nhằm khích lệ trẻ cải thiện thành tích của chúng. Đồng thời, họ cũng hướng dẫn con cái họ hiểu đúng và nhìn nhận mối quan hệ giữa học tập và trò chơi một cách hòa bình, giác ngộ và khôn ngoan hơn.
Đôi khi, họ sẽ nói chuyện với con cái của họ một cách nghiêm túc rằng trên thực tế, chơi game cũng có thể cải thiện và rèn luyện khả năng logic, trí tuệ cảm xúc và tư duy của con người, xong điều cần chú ý duy nhất là chơi game không nên nghiện kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập của bản thân. Bằng cách này, trẻ em từ các gia đình đó thường có thể học cách tự giác hơn, chuẩn bị cho các kỳ thi tốt hơn, và sau đó sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình, chúng có thể chơi điện thoại di động và trò chơi mà không bị bố mẹ cấm cản.
Tuy nhiên với phương án này chúng ta cần lưu ý rằng, nếu cha mẹ và con cái đã đồng thuận con có thể chơi game sau khi hoàn thành bài tập về nhà, thì với tư cách là người giữ lời hứa của mình, cha mẹ cần nghiêm túc chấp hành và thực hiện thỏa thuận với con. Bạn phải làm những gì bạn nói và làm theo những gì đã nói, đó là tôn trọng con.
Hơn nữa, bản chất của trẻ em là ham chơi và hiếu động, không thể thiếu các trò chơi trực tuyến mới mẻ và thú vị nên đôi khi cha mẹ cũng không nên quá khắt khe với con. Nói một cách dễ hiểu, trò chơi không phải là thú dữ, đối với trẻ em, chúng chỉ là trò giải trí nhưng cần có sự giám sát của cha mẹ.
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
- Bán 1.000m2 đất quê để mua chung cư ở thành phố, sau 3 năm hối hận
- Khánh Hoà: 9X bỏ lương 15 triệu đồng/tháng về quê trồng dưa lưới công nghệ Israel
- Á hậu Phương Nga nói gì về đoạn clip “đánh chồng” bỗng gây sốt mạng xã hội?
- Thông xe tuyến đường gần 200 tỉ đồng kết nối Hà Nội với Bắc Giang
- Người có “lối sống làng xóm” không nên ở chung cư