Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác các ấn phẩm của blog, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "blog". (Ví dụ: thiệp tân linh mục blog). Tìm kiếm ngay
110 lượt xem

Đặc sản Việt Nam chỉ sống ở vùng đầm lầy, ‘hiếm có khó tìm’ có giá tiền triệu/kg

Vẻ ngoài không đẹp mắt nhưng loại côn trùng này trở thành đặc sản lạ miệng với khách sành ăn. Mỗi cân bán ra thu về cả triệu đồng.

Cà cuống (hay còn gọi là sâu quế, đà cuống) là một loại côn trùng họ chân bơi, thường sống ở hồ, ao, đầm, ruộng lúa. Ban ngày chúng hoạt động ở dưới nước còn ban đêm có thể bay lên mặt đất để kiếm thức ăn.

Cà cuống có cơ thể dẹt, hình lá với màu vàng xỉn hoặc nâu đất. Khi còn là con non, bề ngoài của loại côn trùng này rất giống con gián khi phần thân dài khoảng 8cm, có màu nâu cánh gián, nhiều vạch đen, hai mắt to và miệng là ngòi nhọn hút thức ăn.

Ở dưới ngực, ngay gần phía lưng sẽ có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Bọng chứa một chất thơm có mùi gần giống mùi quế, đó là tinh dầu cà cuống. Ở con đực tuyến này phát triển mạnh hơn con cái. Phần tinh dầu này có giá bán trên thị trường khá cao. Với lọ nhỏ 5ml giá tới 250.000 đồng.

Còn con cà cuống được bán giá 50.000 đồng/con đực, 40.000 đồng/con cái. Chủ yếu khách mua về để thưởng thức hoặc lấy tinh dầu làm gia vị. Có thời gian, nhiều người còn mua cà cuống, mang về chiết xuất tinh dầu, bảo quản trong lọ kín để sử dụng dần. Mỗi lần ăn chỉ cần nhỏ 1 – 2 giọt vào bát nước chấm để tăng hương vị.

Ngoài bán cà cuống thương phẩm, cà cuống giống cũng được bán với giá 250.000 đồng/cặp, trứng giá 300.000 đồng/ổ. Do giá cà cuống đắt đỏ nên hầu như khách lẻ chỉ mua vài con đến chục con. Chỉ rất ít người mới đặt mua nửa cân hoặc 1 kg/lần.

Tuy vẻ ngoài cà cuống có phần không mấy hấp hẫn nhưng khi chế biến thành món ăn, nhiều người đánh giá đây là món thơm ngon và lạ miệng. Tuy xuất hiện từ sông nước, đồng ruộng nhưng cà cuống vẫn nổi danh trên đất Hà thành từ xưa, gắn liền với nhiều món ăn đặc trưng của Thủ đô như bún thang, bún chả, bánh cuốn,…

Bài viết cùng chủ đề: