Bỏ phố về rừng” nữ nhân viên văn phòng phải dậy lúc 5 giờ để chuẩn bị cho hành trình di chuyển gần 2 tiếng mỗi sáng, chiều tối lại tất bật trở về nhà, cắt bỏ gần như tất cả chương trình học thêm của con…
Trường hợp cụ thể của chị N.L như sau:
Hơn 2 năm trước, khi dịch bệnh bùng phát, bỏ phố về rừng đã trở thành trào lưu. Gia đình chị N.L (Hà Nội) không nằm ngoài xu hướng đó. Năm 2019, vợ chồng chị đã bỏ ra hơn 2 tỷ để mua lô đất gần 1000m2. Năm 2020, dịch bệnh bùng phát, chị và chồng đều chung quan điểm “bỏ phố về rừng”, tận hưởng cuộc sống thiên nhiên, tránh xa ồn ào bụi bặm. Quyết định bán căn chung cư ở nội thành, cả nhà chị N.L về farmstay sống.
Khung cảnh “bỏ phố về rừng” đó đã từng là giấc mơ của những gia đình thành thị, nhất là khi dịch bệnh bùng phát
Đã có lúc chị N.L cảm thấy hài lòng về lựa chọn của mình khi cả nhà đều học và làm việc online. Dù thừa nhận có một chút bất tiện khi khó tiếp cận dịch vụ tiện ích cao cấp như khám bệnh hay mua sắm đồ sinh hoạt. Nhưng chị N.L tự nhủ, cuộc sống như vậy sẽ tiết kiệm, sống giản dị. Vợ chồng chị còn nghĩ sẽ xác định cuộc sống bình yên như vậy cho tới khi con cái trưởng thành.
Song, mọi dự tính đều thay đổi khi cuộc sống “bình thường mới” trở lại. Khi người người nhà nhà đều đã nhiễm Covid-19, cơ quan của vợ chồng chị N.L đều chuyển từ chế độ online sang làm việc trực tiếp. Điều này cũng đồng nghĩa, hai vợ chồng chị phải dậy từ 5 giờ sáng để chuẩn bị đồ đạc, nấu cơm cho con và di chuyển vào nội thành.
Nếu như trước đây, lúc dịch bệnh xảy ra, đường vắng, hai vợ chồng chị chỉ mất 40-45 phút di chuyển bằng ô tô vào nội thành. Nhưng đến hiện tại, nếu hôm nào chỉ muộn 5-7 phút hoặc trời mưa, thời gian di chuyển vào nội thành mất tới 1,5 đến 2 tiếng đồng hồ. Đến chiều, sau khi kết thúc công việc, tắc đường mọi nẻo cũng khiến cho hai vợ chồng chị N.L đến 7-8 giờ tối mới về tới nhà. Mệt mỏi vì di chuyển xa, lại chuẩn bị cơm nước, dọn dẹp, chị N.L kể, không có thời gian trò chuyện, chơi đùa hay kèm con học. Đến cuối tuần lại tất bật dọn dẹp, chuẩn bị thức ăn cho cả tuần sau.
“Khổ nhất là bọn trẻ con. Chúng muốn đi học vẽ, học đàn hay quan trọng nhất là học tiếng anh vì thầy cô đã mở lớp trước lại nhưng bố mẹ không có thời gian để đưa đi học vì cách quá xa trung tâm”, chị N.L nói.
Cũng theo chị L. chỉ sau gần 1 tháng quay trở lại nhịp sống bình thường mới, chị mới nhận ra quá nhiều bất tiện và khó khăn trong việc ở xa trung tâm.
“Nếu cả nhà làm online học online thì ở rừng đúng là lý tưởng. Nhưng khi học trực tuyến chỉ là tạm thời và hiện tại, mọi thứ giống như thời điểm trước 2020 thì ở xa trung tâm thật bất tiện”, chị N.L cho biết thêm. Hai vợ chồng hiện tại đang suy tính tới việc bán lại farmstay và mua căn chung cư trong nội thành để thuận tiện hơn nhưng lại tiếc những gì mình đã đầu tư vào nhà cửa, vườn tược. Giờ không biết nên làm sao cho hợp lý?
- Bao lâu thì cần thay pin cho chìa khóa thông minh ô tô?
- 5 thứ được đồn giúp đàn ông “hóa hổ” trên giường, kết quả càng ăn càng yếu như sên, nhất là loại thứ 2
- Cây phượng nở rực rỡ ở ngoại thành Hà Nội hút giới trẻ đến cắm trại “trốn nóng”
- Hà Tĩnh: Nuôi thâm canh 10.000 con cua biển trong ao, bắt lên được hàng tấn, bán giá 250.000 đồng/kg
- Vì sao nhiều người cứ có tiền là mua đất bỏ không?