Nhiều người cứ nói đến môi giới bất động sản hay ‘cò đất’ là nghĩ tới nhóm người chuyên đẩy giá nhà đất lên cao, làm thị trường nhiễu loạn.
Theo dõi các ý kiến xung quanh câu chuyện bất động sản ở Việt Nam hiện nay, tôi cho rằng nhiều người đang có cái nhìn có phần quá tiêu cực về nghề môi giới bất động sản (hay còn được quen gọi với danh xưng “cò đất”). Thực ra, bản thân nghề nghiệp không có lỗi. Lỗi là do chính con người tạo ra mà thôi.
Ở bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng vậy, người làm việc bằng cái tâm tốt thì lợi ích mà công việc đó mang lại cũng sẽ tốt. Ngược lại, ai làm nghề bằng cái tâm xấu thì sản phẩm tạo ra cũng sẽ tiêu cực. Bất cứ nghề nào cũng có mặt tiêu cực và tích cực cả thôi. Bác sĩ, giáo viên, công chức mà không đặt cái tâm vào trong công việc, chỉ chăm chăm khám ngoài, dạy thêm, vòi vĩnh tiền thì cũng vẫn xấu đó thôi.
Tôi cho rằng, bất động sản cũng vận hành theo quy luật thị trường, giống như bao loại hàng hóa khác. Ở đó, giá của sản phẩm sẽ dựa trên mối quan hệ thuận mua vừa bán. Thế nên, không thể cứ nói tới môi giới bất động sản là nghĩ tới nhóm người chuyên đẩy giá nhà đất lên, làm thị trường nhiễu loạn. Việc sốt đất, giá ảo còn do nhiều yếu tố khác như: người mua đất đầu cơ để bán lại kiếm lời, người mua sử dụng thì ít mà mua bán qua tay thì nhiều, làm đẩy giá đất lên cao. Cò đất chỉ là khâu cuối cùng mà thôi.
Muốn giải quyết bài toán kìm giá đất, hãy đặt câu hỏi tại sao mấy người có tiền không đưa tiền vào sản xuất, kinh doanh, mà lại đi mua đất rồi cứ bán qua lại để ăn giá chênh lệch, trong khi không tạo thêm giá trị gì cho bất động sản đó? Chính tâm lý mua đất là có lời, an toàn, nhiều người giàu lên từ đất đai khiến mọi người đua nhau mua đất để đầu cơ kiếm lời.
Khi thị trường chỉ toàn người mua đi bán lại đầu cơ với nhau thì nguy cơ đổ vỡ rất cao, xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản. Khủng hoảng kinh tế, lãi suất tăng cao, siết tín dụng… là những hệ lụy đi kèm. Lúc đó, ai ôm bất động sản mà không tạo ra giá trị và dùng đòn bẩy tài chính để mua đất thì chỉ có cầm chắc phần thua.
Nói về chuyện quản lý lực lượng môi giới bất động sản, thời gian trước có ý kiến cho rằng nên cấp chứng chỉ hành nghề cho “cò đất”. Tuy nhiên, cấp giấy phép hoạt động mà không có quản lý, giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Thậm chí, nó còn làm phát sinh thêm tình trạng mua bán chứng chỉ.
Tôi cho rằng, thị trường sẽ tự đào thải những môi giới không đủ năng lực, làm ăn chộp giật, không có uy tín. Bản thân các nhà đầu tư cũng phải chủ động cẩn trọng, lựa chọn những môi giới uy tín. Những người ít kinh nghiệm thì hãy tìm các cty tư vấn uy tín. Đa số tự đi mua mà ít kinh nghiệm nên toàn bị lừa. Thấy sốt đất chỗ nào là lao vào, đầu cơ.
- Băn khoăn việc cùng "bố mẹ chồng cũ" mua nhà cho con trai
- Giỗ mẹ làm 30 mâm, em góp vào chút ít mà chị dâu gọi nói xối xả: Không đủ mâm cỗ
- Tại sao người hiểu biết không bao giờ mua nhà thô? Sau khi biết lý do mới vỡ òa
- 5 lí do đàn ông lớn tuổi thường mê mệt những cô gái trẻ, điều thứ nhất luôn đúng
- 7 cách giáo dục sai lầm khiến con hư hỏng, tương lai tăm tối